Chương XII Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Khởi kiện và thụ lý vụ án
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;
g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 1 và khoản 3 Điều này.
1. Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
2. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
7. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
2. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
b) Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
đ) Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
e) Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
g) Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
h) Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
3. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
2. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
INSTITUTION AND ACCEPTANCE OF CASES
Article 186. Right to institute cases
Agencies, organizations and individuals are entitled to institute cases by themselves or through their lawful representatives (hereinafter referred to as the litigators) at competent Courts to request the protection of their legitimate rights and interests.
Article 187. Right to institute civil lawsuits to protect legitimate rights and interests of other persons, public interests and/or the State's interests
1. Family affair authorities, children affair authorities and Vietnam Women's Union, within their tasks and power, may initiate lawsuits pertaining to marriage and family as prescribed in Law on marriage and family.
2. Employee collective’s representative organizations shall have the right to institute labor cases where it is necessary to protect the legitimate rights and interests of the employee collective or where authorized by the employees as prescribed by law.
3. Social organizations protecting interests of consumers shall have the right to represent consumers to institute lawsuits to protect interests of consumers or institute lawsuits themselves for public interests according to provisions of the Law on protection of consumers’ interests.
4. Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the right to institute civil lawsuits to request Courts to protect the public interests and/or the State’s interests in the domains under their respective charge or according to law provisions.
5. Individuals shall have the right to institute lawsuits pertaining to marriage and family to protect legitimate rights and benefits of other people according to regulations on marriage and family.
Article 188. Scope of initiation of lawsuits
1. An agency, organization or individual may initiate a lawsuit against another or many other agencies, organizations and/or individuals regarding one legal relation or many interrelated legal relations for settlement in the same case.
2. Multiple agencies, organizations and/or individuals may initiate a lawsuit against another agency, organization or individual regarding one legal relation or many interrelated legal relations for settlement in the same case.
3. Any agency, organization or individual specified in Article 187 of this Code may initiate a lawsuit against another or many other agencies, organizations or individuals regarding one legal relation or many interrelated legal relations for settlement in the same case.
Article 189. Form and contents of a lawsuit petition
1. Individuals, agencies and organizations initiating lawsuits must prepare their petitions.
2. Individuals shall draw up petitions as follows:
a) Individuals with fully civil procedure act capacity may draw up petitions themselves or request other persons to draw up petitions. Names and residential addresses of such individuals shall be written at the blanks for names and addresses of the litigators; at the end of the petitions, there shall be signatures or fingerprints of such individuals;
b) Regarding individuals being minors, legally incapacitated persons, persons with limited cognition or behavior control, their lawful representatives may draw up petitions themselves or request other persons to draw up petitions. Names and residential addresses of such individuals shall be written at blanks for names and addresses of the litigators; at the end of the petitions, there shall be signatures or fingerprints of the lawful representatives;
c) Individuals of cases specified in points a and b of this clause who are illiterate or have visual disabilities or who cannot draw up petitions or append signatures or fingerprints themselves may request other persons to help them draw up the petitions under the witnessing of persons with fully civil procedure capacity. The witnesses must append their signatures on the petitions.
3. If litigators are agencies or organizations, the lawful representatives of such agencies/organizations may draw up themselves or request other persons to draw up petitions. Names and residential addresses of such agencies/organizations and full names and positions of their lawful representatives shall be written at the blanks for names and address of litigators; at the end of the petitions, there shall be signatures and seals of the lawful representatives of such agencies/organizations. If the litigators are enterprises, the use of seals must comply with regulations in the Law on Enterprise.
4. A lawsuit petition must include the following principal contents:
a) Date of its making;
b) Name of the Court receiving the lawsuit petition;
c) Name, place of residence, place of work of the litigator (applicable to litigators being individuals) or head office of the litigator (applicable to litigators being agencies/organizations); phone number, fax and e-mail address (if any).
If the parties reach agreement on an address for the Court to contact, such address shall be specified;
d) Name, place of residence, place of work of person whose interests and duties are protected (applicable to individuals) or head office of person whose interests and duties are protected (applicable to agencies and organizations); phone number, fax and e-mail address (if any);
dd) Name, place of residence, place of work of the defendant (applicable to individuals) or head office of the defendant (applicable to agencies/organizations); phone number, fax and e-mail address (if any). If the place of residence, place of work or head office of the defendant is indefinite, the last place of residence, place of work or head office of the defendant shall be specified;
e) Name, place of residence, place of work of person with relevant interests and duties (applicable to individuals) or head office of person with relevant interests and duties (applicable to agencies and organizations); phone number, fax and e-mail address (if any).
If the place of residence, place of work or head office of the person with relevant interests and duties is indefinite, the last place of residence, place of work or head office of the defendant shall be specified;
g) Lawful interests and duties of the litigator that are infringed upon; specific matters of the defendant, person with relevant interests and duties that are applied for resolution by the Court;
h) Names and addresses of witnesses (if any);
i) List of documents and/or evidences accompanied with lawsuit petitions.
5. The petitions must be accompanied with materials and evidences proving that legal rights and interests of litigators are infringed upon. For cases where due to objective reasons, the litigators failed to provide adequately materials and evidences accompanied with the petitions, they must provide current materials and evidences to prove that legal rights and interests of the litigators are infringed upon. Litigators shall supplement materials and evidences at the request of the Courts during the case resolution.
Article 190. Submission of lawsuit petitions to courts
1. Litigators shall submit their lawsuit petitions and the accompanied documents and/or evidences to Courts competent to settle their cases by the following modes:
a) Direct submission at courts;
b) Sending to Courts by post;
c) Sending through e-portal of Courts (if any).
2. Date of initiation of lawsuits is the day on which the Courts receive the petitions submitted by involved parties or the date written on the seals of the post office where the petitions are sent from.
In cases where the date cannot be identified through the seals of the sending post offices, the date of initiation of lawsuit shall be the day on which the involved parties send the petitions from the post offices. Involved parties shall prove the day on which they sent the petitions from the post offices; otherwise, the date of initiation of lawsuit shall be the day on which the Courts receive the petitions delivered by the post offices.
3. If the litigators send the petitions through e-portal, the date of initiation of lawsuit shall be the day on which the petitions are sent.
4. If the cases are transferred to other Courts as prescribed in Article 41 of this Code, the date of initiation of lawsuit shall be the day on which the petitions are sent to the Courts which have accepted the petitions ultra vires and shall be determined according to provisions in clause 2 and 3 of this Article.
5. The Supreme People’s Court shall provide guidance on the implementation of this Article.
Article 191. Procedures for receiving and processing lawsuit petitions
1. Courts, via petition receiving divisions, must receive lawsuit petitions lodged by litigators directly or via post and must record them in the petition registers. If the petitions are sent through the e-portal, the Courts shall make printing copies of the petitions and must record them in the petition registers.
When receiving petitions that are submitted directly, Courts shall immediately issue the receiving slip for the litigators. For petitions sent by post, within 02 working days from the day on which the petitions are received, the Courts shall send the litigators notifications of the receipt of the petitions. If the petitions are sent through the e-portal, the Courts shall immediately notify the litigators of the receipt of the petitions via their e-portal (if any).
2. Within 03 working days from the day on which the petitions are received, the Chief Justices of Courts shall assign one Judge to review the petitions.
3. Within 05 working days from the day on which they are assigned, the Judges shall review the petitions and make one of the following decisions:
a) To request for amendment and/or supplementation of lawsuit petitions;
b) To carry out the acceptance procedures of the cases according to normal procedures or simplified procedures, if the cases are satisfied for resolution according to simplified procedures as prescribed in clause 1 Article 317 of this Code;
c) To transfer the lawsuit petitions to competent Courts and notify the litigators thereof if the cases fall under other courts' jurisdiction;
d) To return the lawsuit petitions to the litigators if such cases do not fall under the court's jurisdiction.
4. Results of petition processing of the Judges prescribed in clause 3 of this Article must be recorded to the petition registers and notified to the litigators via the Courts’ e-portals (if any).
Article 192. Return of lawsuit petitions, consequences of the return of lawsuit petitions
1. The Courts shall return the lawsuit petitions in the following cases:
a) The petitioners have no right to initiate a lawsuit as prescribed in Articles 186 and 187 of this Code or do not have full civil procedure act capacity;
b) Conditions for initiating lawsuits prescribed by law are not fully satisfied.
Cases where conditions for initiating lawsuits are not fully satisfied are cases where there are provisions about conditions for initiating lawsuits but the litigators initiate lawsuits when any of such conditions has not been satisfied;
c) The matters have been resolved by effective judgments or decisions of Courts or legally binding decisions of competent State agencies, except for cases where the Courts reject the applications for divorce, for change in child adoption, change of alimony levels or damage compensation levels, or applications for change of property manager, change of inherited-property manager, change of guardian or cases of the reclaim of leased or lent properties or houses leased, lent or offered for other people's free-of-charge stay, which have not been recognized by Court and eligible for re-initiation of lawsuits as prescribed by law;
d) After the time limit specified in clause 2 Article 195 of this Code, the litigators fail to submit the receipts of Court fee advances to the Courts, except for cases they are exempt or do not have to pay the Court fee advances or there are objective obstacles or force majeure events;
dd) The cases do not fall under the courts' jurisdiction;
e) The litigators fail to amend or supplement the petitions at the request of the Judges as prescribed in clause 2 Article 193 of this Code.
If in the petitions, the litigators have written sufficiently and accurately the residential addresses of the defendants and/or the persons with relevant interests and duties but such persons change their residences regularly without notification to compentent agencies/persons according to law regulations on residence to evade obligations towards the litigators, the Judges shall not return the lawsuit petitions but regard the defendants/persons with related interests and duties as purposely concealing their addresseses and accept the petition and conduct settlement according to general procedures.
If in the petitions, the litigators failed to declare sufficiently or accurately names and addresses of defendants and/or persons with relevant interests and duties and fail to make amendment/supplement according to the requests of the Judges, the Judges shall return the petitions to the litigators;
g) The litigators withdraw the petitions.
2. When returning the petitions and the enclosed materials and evidences to the litigators, the Judges shall make writings containing reasons for the return of the petitions and send them to the litigators and the procuracies of the same levels. Petitions and materials and evidences that the Judges return to the litigators must be photocopied and retained at the Court to serve as the basis for settlement of the complaints/recommendations on request.
3. Involved parties may re-submit the petitions in the following cases:
a) The litigators have fully had civil procedure act capacity;
b) The petitions for divorces, for change in child adoption, change of alimony levels or damage compensation levels, or petitions for change of property manager, change of inherited-property manager, change of guardian or cases of the reclaim of leased or lent properties or houses leased, lent or offered for other people's free-of-charge stay have not been recognized by Court and are eligible for re-initiation of lawsuits as prescribed by law;
c) Requirements for initiating lawsuits have been fully satisfied;
d) Other cases prescribed by law.
4. The Supreme People’s Court shall provide guidance on the implementation of clauses 1 and 3 of this Article.
Article 193. Request for amendment and/or supplementation of lawsuit petitions
1. In cases where a lawsuit petition does not fully contain the details prescribed in Clause 4, Article 189 of this Code, the Court shall make written notification of such to the litigator for amendment and/or supplementation within a time limit set by the Judge, which, however, must not exceed 01 month; for special cases, the Judge may extend that time limit but for not more than 15 days. The written notification shall be sent directly, online or by post to the litigator and must be recorded to the petition register for supervision. Duration of amendment/supplement shall not be included in the statute of limitations of lawsuit initiation.
2. In cases where the litigators have amended and/or supplemented their lawsuit petitions strictly according to the provisions of Clause 4, Article 189 of this Code, the Courts shall continue processing the cases; if they fail to amend and/or supplement their lawsuit petitions as requested, the Judges shall return the petitions as well as materials and evidences to the litigators.
Article 194. Complaints, recommendations about the return of lawsuit petitions and settlement thereof
1. Within 10 days from the day on which the returned petitions are received, the litigators may file their complaints, or the procuracies may file recommendations to the Courts which have returned the lawsuit petitions.
2. Immediately after the complaints, recommendations about the return of lawsuit petitions are received, the Chief Justices of the Courts shall assign other Judges to review and settle such complaints/recommendations.
3. Within 05 working days from the day on which they are assigned, the Judges shall hold meeting to review and settle the complaints/recommendations. Such meeting must be under the attendance of representatives of procuracies of the same levels and involved parties filing the complaints; if the involved parties are absent, the sessions shall be carried out under the direction of the Judges.
4. Pursuant to materials and evidences related to the return of lawsuit petitions, opinions of representatives of procuracies and involved parties filing complaints at the meetings, the Judge shall make one of the following decisions:
a) To remain the return of lawsuit petitions and notify the involved parties and procuracies of the same level;
b) To receive back the lawsuit petitions and accompanied materials as well as evidences in order to process the cases.
5. Within 10 days from the day on which the decisions responding the complaints/recommendations are received, the litigators may file their complaints, or the procuracies may file recommendations to the Chief Justices of the directly superior Courts for consideration and settlement.
6. Within 10 days from the day on which the complaints/recommendations pertaining to the return of the lawsuit petitions are received, the Chief Justices of the directly superior Courts must make one of the following decisions:
a) To uphold the return of the lawsuit petitions;
b) To request the first-instance Courts to receive back the lawsuit petitions and accompanied materials as well as evidences in order to process the cases.
The decisions on settlement of complaints/recommendations of the Chief Justices of the Courts of the directly superior shall be immediately effective and shall be sent to the litigators, procuracies of the same level, the procuracies filing the recommendation and the Courts having issued the decisions on return of the petitions.
7. If there are grounds to determine that the decisions of Chief Justice of the immediate superior Court prescribed in clause 6 of this Article are contrary to the law, then within 10 days from the day on which the decisions are received, the involved parties may file complaints or the procuracies may file recommendations to the Chief Justices of the Collegial People’s Courts (applicable to cases where the decisions subject to complaint/recommendation are issued by the People’s Courts of provinces) or to the Chief Justice of the Supreme People’s Court (applicable to cases where the decisions subject to complaint/recommendation are issued by Collegial People’s Courts)
Within 10 days as from the day on which the complaints of the involved parties or the recommendations of the procuracies are received, the Chief Justices must consider and settle them. Decision of the Chief Justices shall be the final one.
1. After receiving lawsuit petitions and accompanied materials and/or evidences, if deeming that the cases fall within the courts’ jurisdiction, the Judges shall immediately notify the litigators thereof so that they may come to Courts for carrying out procedures to advance the Court fees in cases where they are liable thereto.
2. The Judges shall estimate the Court fee advance amounts, write them down on the notices and hand them to the litigators for payment of Court fee advances. Within 07 days as from the day on which the courts' notices on payment of Court fee advances are received, the litigators must pay such advances and submit the receipts for payment of Court fee advances.
3. The Judges shall accept the petitions when the litigators have submitted to the Courts the Court fee advance payment receipts.
4. In cases where the litigators are exempt from, or not required to pay, Court fee advances, the Judges must accept the petitions upon receiving the lawsuit petitions and accompanied materials and/or evidences.
Article 196. Notice on acceptance of cases
1. Within 03 working days from the day on which the cases are accepted, the Judge must send written notices to plaintiffs, defendants, agencies, organizations and individuals with rights and obligations related to the settlement of the cases, to the procuracies of the same level on the Courts’ acceptances of the cases.
Regarding cases initiated by consumers, the Courts shall post publicly at the offices of the Courts information about the acceptance of the cases within 03 working days from the day on which the cases are accepted.
2. Such a written notice must contain the following principal details:
a) Date on which the notice is made;
b) Name and address of the Court accepting the case;
c) Name, address; phone number, fax, e-mail address (if any) of the litigator;
d) Specific matters that the litigator for request the Court to resolve;
dd) That whether the case is accepted under normal procedures or simplified procedures;
e) List of materials and evidences submitted together with the lawsuit petition by the litigator;
g) Time limit for the defendant and/ or person with relevant interests and duties to submit to the Court opinions in writing towards the request of the litigator and accompanied materials and evidences, counter-claims, independent claims (if any);
h) Legal consequences of case where the defendant and/or person with relevant interests and duties fail to submit to the Court opinion in writing for the petition for initiating lawsuit.
3. If the plaintiffs file application for the assistance of the Court in the sending of materials and evidences, the notices on the acceptance of the cases that the Courts sent to the defendants and/or persons with relevant interests and duties copies of materials and evidences provided by the plaintiffs.
Article 197. Assigning Judges to settle cases
1. On the basis of the reports on the acceptance of the cases made by the Judges assigned to accept the petitions, the Chief Justices of the Courts shall give decision on assignment of Judges to settle the cases, ensuring the principle of impartiality, objectiveness and contingency.
2. Within 03 working days from the day on which a case is accepted, the court's Chief Justice shall assign a Judge to resolve the case.
For complicated cases and the settlement seemed to be long-lasting, the Chief Justices of the Courts shall assign alternate Judges to ensure the on-schedule settlement as prescribed by the Code.
3. In the course of settling the case, if the assigned Judge cannot continue with the assigned task, the Chief Justice of the Court shall assign another Judge to continue that work; in cases where the trial is being underway without the alternate Judge, the case must be retried from the beginning and the Court must notify the involved parties and the procuracies of the same levels of the retrial.
Article 198. Tasks and powers of Judges when preparing case files
1. Set up the case files as prescribed in Article 204 of this Code.
2. Request the involved parties to submit materials and evidences to courts.
3. Verify the case and collect evidences according to the provisions of Clauses 2 and 3, Article 97 of this Code.
Article 199. Rights and duties of defendants and persons with relevant interests and duties after receiving the notices
1. Within 15 days from the day on which the notices are received, defendants and/or persons with relevant interests and duties must submit to the Court opinions in writing towards the request of the plaintiffs and materials and evidences, counter-claims and independent claims (if any).
Any defendant or person with relevant interests and duties wishing to have such time limit extended must submit to the Court an application for time extension stating the reasons for such extension; if the application is well-grounded, the Court shall grant the extension that must not exceed 15 days.
2. Defendants or persons with relevant interests and duties are entitled to request the Court to allow them to see, take notes or make photocopies of the petitions and materials and evidences enclosed therewith, except for materials and evidences specified in clause 2 Article 109 of this Code.
Article 200. Defendants' right to make counter-claims
1. Together with their obligation to submit to Courts their written opinions on the plaintiffs' claims, the defendants are entitled to file counter-claims against the plaintiffs or persons with relevant interests and duties who have made independent claims.
2. The defendants' counter-claims against the plaintiffs and/or persons with relevant interests and duties shall be accepted in one of the following cases:
a) The counter-claims are made to clear liability against the plaintiffs' claims and/or persons with relevant interests and duties with independent claims;
b) The accepted counter-claims may exclude the partial or full acceptance of the plaintiffs' claims and/or persons with relevant interests and duties who have made independent claims;
c) There is an interrelation between the counter-claim and the claim of the plaintiff/person with relevant interests and duties, and if these claims are settled in the same case, the resolution of such claims in the same case shall be more accurate and quicker.
3. Defendants are entitled to make counter-claims before the opening of the meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating.
Article 201. Right of persons with related interests and obligations to make independent claims
1. In cases where the persons with related interests and obligations do not participate in the procedures on the side of the plaintiff or the defendant, they shall be entitled to make independent claims when the following conditions are met:
a) The resolution of the case is related to their interests and obligations;
b) Their independent claims are related to the case being settled;
c) If their independent claims are settled in the same case, the resolution of such case shall be more accurate and quicker.
2. Persons with relevant interests and duties are entitled to make independent claims before the opening of the meeting held for meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating.
Article 202. Procedures for making counter-claims or independent claims
The procedures for making counter-claims or independent claims shall comply with this Code’s regulations on procedures for initiating lawsuits by plaintiffs.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực