Chương XXXIII Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.
1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
1. Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;
b) Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;
c) Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thực hiện theo quy định tại các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật này.
2. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công xét đơn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên tham gia hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến về yêu cầu của người có đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu, nếu xét thấy cần thiết;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét thấy cần thiết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
4. Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 367 và Điều 369 của Bộ luật này.
5. Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này. Quyết định của Tòa án phải có các nội dung quy định tại Điều 370 của Bộ luật này.
6. Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đối với trường hợp không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này.
Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.
7. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được gửi cho người tham gia thỏa thuận hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
8. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
9. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
PROCEDURES FOR RECOGNITION OF SUCCESSFUL OUT-OF-COURT MEDIATION RESULTS
Article 416. Recognition of successful out-of-Court mediation results
The Court shall consider issuing the decision to recognize the result of an out-of-Court mediation in a dispute between agencies, organizations and individuals that is conducted by a competent agency, organization or individual according to law regulations on mediation to be a successful mediation result.
Article 417. Conditions for recognition of successful out-of-Court mediation result
1. Parties of the mediation agreement have sufficient civil act capacity.
2. Parties of the mediation agreement are persons who have rights and obligations towards the mediation contents. If the successful mediation contents are related to rights and obligations of a third party, such mediation must be agreed by such party.
3. Either or both parties file application to the Court for recognition of the mediation.
4. Contents of the successful mediation are totally voluntary and are not contrary to law, not contrary to social ethics nor for evasion of obligations towards the State or the third party.
Article 418. Application for recognition of successful out-of-Court mediation results
1. Any person applying for successful out-of-Court mediation results must submit his/her application to the Court within 06 months from the day on which the successful mediation agreement between parties are reached.
An application must contain the following principal details:
a) Those specified in points a, b, c, dd, e and g clause 2 Article 362 of this Code;
b) Name and address of individual/organization conducting the mediation;
c) The contents of successful mediation agreement to be recognized by the Court.
2. Enclosed with the application shall be documents about the successful mediation result according to relevant law provisions.
Article 419. Procedures for recognition of successful out-of-Court mediation results
1. Procedures for receiving and processing a successful out-of-Court mediation result shall comply with regulations specified in Article 363, 364 and 365 of this Code.
2. The time limit for preparing for consideration of an application shall be 15 days from the day on which it is accepted by the Court; past this time limit, the Court shall issue decisions to hold a meeting for considering the application.
The time limit for opening a meeting for considering the application shall be 10 days from the day on which the Court issues the decision to open the meeting.
3. Within the time limit for preparing for consideration of the application, the Judge assigned to consider the application shall have the following rights:
a) To request the parties in the mediation and persons with relevant interests and duties to express opinions about the request of the applicant for recognition of successful mediation result and/or to clarify the request or supplement materials if necessary;
b) To request agencies, organizations or individuals having jurisdiction to conduct mediation to supply the Court materials to serves as the basis for the consideration of application of involved parties if it is deemed necessary.
Agencies, organizations and individuals receiving the requests of the Court shall respond within 05 working days from the day on which such requests are received.
4. Participants in the meeting for consideration of the application and procedures for consideration of the application shall comply with regulations in Article 367 and Article 369 of this Code.
5. The Judge shall make decisions to recognize the successful out-of-Court mediation result when conditions specified in Article 417 of this Code are fully satisfied. A decision of the Court must contain the details specified in Article 370 of this Code.
6. The Judge shall make decisions to not recognize the successful out-of-Court mediation result when conditions specified in Article 417 of this Code are not fully satisfied.
The refusal to recognize the successful out-of-Court mediation result shall not affect the contents and legal value of such out-of-Court mediation result.
7. The decision to recognize or to not recognize a successful out-of-Court mediation result shall be sent to the parties of the mediation agreement, persons with relevant interests and duties and the procuracy of the same level.
8. The decision to recognize or to not recognize a successful out-of-Court mediation result shall immediately take effect and shall not be appealed against according to appellate procedures.
9. The decision to recognize or to not recognize the successful out-of-Court mediation result shall be enforced according to law regulations on enforcement of civil judgments.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 113. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh chấp
Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Điều 133. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Điều 137. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 291. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời