Công văn 152/TANDTC-PC 2017 giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng xử lý nợ xấu
Số hiệu: | 152/TANDTC-PC | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 19/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 19/07/2017 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách thức xử lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp phá sản
Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 152/TANDTC-PC về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý nợ xấu.
Theo đó, hướng dẫn chi tiết về cách thức xử lý trong trường hợp doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản đối với các chủ nợ có đảm bảo, cụ thể bao gồm cách thức xử lý:
- Khi Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc phá sản của doanh nghiệp.
- Sau khi mở thủ tục phá sản, đối với trường hợp:
+ Tài sản đảm bảo được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh;
+ Không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản đảm bảo không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh.
- Khi tài sản đảm bảo có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị.
- Khi tài sản đảm bảo không đủ thanh toán số nợ.
Xem chi tiết nội dung tại Công văn 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kính gửi: |
- Các Tòa án nhân dân cấp cao; |
Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của một số Tòa án, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam về vướng mắc khi giải quyết tranh chấp nhằm xử lý tài sản bảo đảm của các hợp đồng tín dụng.
Liên quan vấn đề nêu trên, ngày 19-6-2014, Quốc hội thông qua Luật Phá sản số 51/2014/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2015; ngày 24-11-2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật Dân sự năm 2015) và Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2017; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2016 trừ một số quy định có liên quan đến quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định của các đạo luật này. Đặc biệt, ngày 21-6-2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong đó giao cho Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại Nghị quyết này.
Để bảo đảm giải quyết các tranh chấp hiệu quả, góp phần xử lý nợ xấu, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, các Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó, lưu ý một số nội dung sau đây:
1. Về xác định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất
Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và hướng dẫn tại điểm 4 phần III Giải đáp số 01/2017 ngày 07-4-2017 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề nghiệp vụ. Theo đó, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
2. Về đại diện
Thứ nhất, về chủ thể đại diện theo ủy quyền: cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Thứ hai, về phạm vi đại diện (Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015):
- Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo các căn cứ: (i) Quyết định của Cơ quan có thẩm quyền; (ii) điều lệ của pháp nhân; (iii) nội dung ủy quyền; (iv) quy định khác của pháp luật.
- Trường hợp không xác định được phạm vi đại diện theo các căn cứ nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Thứ nhất, về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm: Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015); các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó (Điều 294 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Thứ hai, về phạm vi bảo lãnh: Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại (Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Thứ ba, về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (Điều 339 Bộ luật Dân sự năm 2015).
4. Về chuyển giao quyền yêu cầu
Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này (Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015).
5. Về giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực (Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và để áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.
6. Về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng (Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
7. Về thời hiệu khởi kiện
Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ (Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Thứ hai, thời điểm phát sinh tranh chấp dân sự quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự.
Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự (Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính).
8. Về khởi kiện và thụ lý vụ án
Thứ nhất, về quyền khởi kiện vụ án: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Thứ hai, về hình thức, nội dung đơn khởi kiện: Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của Cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Thứ ba, về trả lại đơn khởi kiện: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện (Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Thứ tư; về nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Áp dụng quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 về địa chỉ nơi cư trú. Theo đó, trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
- Áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Theo đó, Điều 5 và Điều 6 Nghị quyết này đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết về xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và việc xử lý việc ghi địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
9. Về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản đối với các chủ nợ có bảo đảm (Điều 41 và Điều 53 Luật Phá sản năm 2013)
Thứ nhất, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý vụ việc phá sản, các Tòa án nhân dân phải:
- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là một bên đương sự. Thủ tục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.
- Tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ có bảo đảm.
Thứ hai, trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản năm 2013, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
- Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
- Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm.
Thứ ba, trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản năm 2013.
Thứ tư, việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 53 Luật Phá sản năm 2013 được thực hiện như sau:
- Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
- Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong quá trình thực hiện các quy định nêu trên, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn kịp thời.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao sau khi nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình và Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để áp dụng thống nhất.
Nơi nhận: |
KT. CHÁNH ÁN |
THE SUPREME PEOPLE’S COURT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 152/TANDTC-PC |
Hanoi, July 19, 2017 |
To: |
- Superior People’s Courts; |
Recently, the Supreme People’s Court has received reports on difficulties in settlement of disputes to treat collateral of credit contracts sent by certain courts, the State bank of Vietnam, certain credit institutions and VAMC.
In respect of the above-mentioned matters, on June 19, 2014, the National Assembly has passed the Law on Bankruptcy No. 51/2014/QH13, entering into force as of January 1, 2015; on November 24, 2015, the National Assembly has passed the Civil Code No. 91/2015/QH13 (hereinafter referred to as the Civil Code 2015) and the Civil Procedure Code No. 92/2015/QH13 (hereinafter referred to as the Civil Procedure Code 2015). The Civil Code 2015 has entered into force as of January 1, 2017; the Civil Procedure Code 2015 has entered into force as of July 1, 2016, except for regulations relating to the Civil Code 2015 entering into force as of January 1, 2017; the Council of Judges of the Supreme People’s Court has also promulgated resolutions on guidelines for certain regulations of these Codes. In particular, on June 21, 2017, at the 3rd session, the National Assembly has passed Resolution No. 42/2017/QH14 on pilot settlement of bad debts of credit institutions, in which the Supreme People’s Court has been assigned to implement the Resolution and provide guidelines for the purpose of consistent application of law in terms of settlement of disputes over settlement of bad debts, collateral tied to the bad debts as prescribed in this Resolution.
With the aim of settling disputes effectively to settle bad debts, the Supreme People’s Court requests Chief Justices of Superior People’s Courts, Chief judges of People’s Court of provinces and central-affiliated cities, heads of affiliates of the Supreme People’s Court shall keep implementing regulations of the Civil Code 2015; the Civil Procedure Code 2015, the Law on Bankruptcy 2014 and their guiding documents; in which the following matters should be noted:
1. Identification of entities in civil relations with the participation of households using land
The identification of entities in civil relations with the participation of households using land is specified in Article 101 of the Civil Code 2015, Clause 29 Article 3 of the Law on Land 2013 and guidelines in Point 4 Part III Response No. 01/2017 dated April 7, 2017 of the Supreme People’s Court in terms of certain issues of practices. Particularly, household using land refers to persons who have marital, biological and foster relationship as prescribed by law on marriage and family, living together and having the common land use right at the time of the state has allocated land, leased out land, recognized land use right; receive assignment of land use right.
2. Representatives
Firstly, authorized representatives: Each natural or juridical person may authorize another natural or juridical person to enter into and perform a civil transaction (Article 138 of the Civil Code 2015).
Secondly, scope of representation (Article 141 of the Civil Code 2015):
- Each representative may only enter into and/or perform civil transactions within his/her scope of representation according to any of the following bases: (i) The decision of the competent authority; (ii) the charter of the juridical person; (iii) content of authorization; (iv) other regulations as prescribed by law.
- If it fails to determine the specific scope authorization prescribed in Clause 1 of this Article, the legal representative has the right to enter into and perform all civil transactions in the interests of the principal, unless otherwise prescribed by law.
- A natural or juridical person may represent multiple natural or juridical persons but he/she/it may not, on behalf of the principal, enter into and perform a civil transaction with him/her/it or with a third party that he/she/it also acts as a representative for, unless otherwise prescribed by law.
3. Security for performance of obligations
Firstly, scope of secured obligations: With respect to a future obligation which is going to arise within a guaranteed time limit, it shall be the secured obligation, unless otherwise agreed (Article 293 of the Civil Code 2015); obligees shall reach specific agreement on scope of secured obligations and time limit for secured obligations, unless otherwise prescribed by law. When the future obligation arises, the parties are not required to re-establish the security for such obligation (Article 294 of the Civil Code 2015).
Secondly, scope of guarantee: The parties may agree on using security as property to secure the performance of guaranteed obligation. If the obligation to guarantee is an obligation arising in the future, the scope of guarantee is exclusive of any obligations arising after the guarantor being natural person dies or the guarantor being juridical person ceases to exist (Article 336 of the Civil Code 2015).
Thirdly, relationship between guarantors and creditors: If the principal fails to perform or performs incorrectly the obligation, the creditor is entitled to request the guarantor to fulfill the guaranteed obligation, unless contracting parties has agreed that the guarantor only be required to perform the obligation on behalf of the principal debtor in case of the failure to perform obligation by the principal debtor (Article 339 of the Civil Code 2015).
4. Transfer of right to demand
Where a person having a right to demand transfers such right to a subrogatee, the subrogatee of the obligee shall become the person having the right to demand. The transfer of right to demand does not require the consent of the obligor. A person transferring a right must notify the obligor in writing of the transfer of the right to demand, unless otherwise agreed. If the person transferring the right fails to notify the obligor thereby the obligor incurs expenses, the person transferring the right must pay for those expenses. (Article 365 of the Civil Code 2015).
5. Civil transactions established before the effective date of the Civil Code 2015 (Article 688 of the Civil Code 2015)
- With regard to civil transactions established before the effective date of the Civil Code 2015, the parties of non-performed civil transactions whose contents and forms are different from this Code shall keep complying with regulations of the Civil Code 2005 and legislative documents on guidelines for the Civil Code 2005, unless the parties agree to amend the contents or forms of the transactions in accordance with the Civil Code 2015.
- The parties of being-performed civil transactions whose contents and forms are different from the Civil Code 2015 shall keep complying with regulations of the Civil Code 2005 and legislative documents on guidelines for the Civil Code 2005.
- The parties of non-performed or being-performed civil transactions whose contents and forms are conformable to the Civil Code 2015 shall comply with regulations of the Civil Code 2015.
- The parties of civil transactions that are completely performed before the effective date of the Civil Code 2015 but any dispute arises shall keep complying with regulations of the Civil Code 2005 and legislative documents on guidelines for the Civil Code 2005.
6. Inheritance of procedural rights and obligations
Where the owners of the organizations are replaced and the rights and obligations are transferred to the new owners, the new owners shall inherit the procedural rights and obligations. Where the organizations received the rights and obligations according to civil law provisions, such organizations shall inherit the procedural rights and obligation (Article 74 of the Civil Procedure Code 2015).
7. Periods of prescription for lawsuits
Firstly, the periods of prescription for lawsuits, the periods of prescription for requests for civil matter resolution shall conform to provisions of the Civil Code. The Courts shall apply the regulations on periods of prescription according to the requests for application of periods of prescription of one or multiple sides, provided that such requests are made before the first-instance Courts issue the judgments/decisions on such matters/cases. The persons who gain benefits from the application of periods of prescription may refuse to apply the periods of prescription, unless such refusal is to avoid their performance of obligations (Article 184 of the Civil Procedure Code 2015, Article 149 of the Civil Code 2015).
Secondly, time when civil disputes arise prescribed in Article 2 of Resolution No. 103/2015/QH13 shall be considered as date of lawsuit institution. The date of lawsuit institution shall be determined as prescribed in Clauses 2, 3, and 4 Article 190 of the Civil Procedure Code 2015.
Regulations on periods of prescription for lawsuit prescribed in Article 159 and Point h Clause 1 Article 192 of the Civil Procedure Code 2004, which have been amended as prescribed in the Law No. 65/2011/QH12 shall keep applying until December 31, 2016 inclusive for acceptance and settlement of civil cases.
From January 1, 2017, the court applies regulations of the Civil Procedure Code 2015, the Civil Code 2015 and other laws on periods of prescription for lawsuits for the purposes of acceptance and settlement of civil cases (Article 4 of Resolution No. 02/2016/NQ-HDTP dated June 30, 2016 of the Council of Judges of the Supreme People’s Court on guidelines for certain regulations of Resolution No. 103/2015/QH13 dated November 25, 2015 of the National Assembly on implementation of the Civil Procedure Code and Resolution No. 104/2015/QH13 dated November 25, 2015 of the National Assembly on implementation of the Law on Administrative Procedures).
8. Lawsuit institution and acceptance of cases
Firstly, right to institute cases: Agencies, organizations and individuals are entitled to institute cases by themselves or through their lawful representatives (hereinafter referred to as the litigators) at competent Courts to request the protection of their legitimate rights and interests (Article 186 of the Civil Procedure Code 2015).
Secondly, form and contents of a lawsuit petition: If litigators are agencies or organizations, the lawful representatives of such agencies/organizations may draw up themselves or request other persons to draw up petitions. Names and residential addresses of such agencies/organizations and full names and positions of their lawful representatives shall be written at the blanks for names and address of litigators; at the end of the petitions, there shall be signatures and seals of the lawful representatives of such agencies/organizations. If the litigators are enterprises, the use of seals must comply with regulations in the Law on Enterprise (Article 189 of the Civil Procedure Code 2015).
Thirdly, return of lawsuit petitions: The Court shall return a lawsuit petition if the litigator fails to amend the petition at the request of the Judge as prescribed in clause 2 Article 193 of the Civil Procedure Code 2015. If in the petition, the litigator has written sufficiently and accurately the residential addresses of the defendant(s) and/or the person(s) with relevant interests and duties but such persons change their residences regularly without notification to competent agencies/persons according to law regulations on residence to evade obligations towards the litigators, the Judge shall not return the lawsuit petition but regard the defendants/persons with related interests and duties as purposely concealing their addresses and accept the petition and conduct settlement according to general procedures. If in the petition, the litigator failed to declare sufficiently or accurately names and addresses of defendant(s) and/or person(s) with relevant interests and duties and failed to make amendment according to the requests of the Judge, the Judge shall return the petition to the litigator (Article 92 of the Civil Procedure Code 2015).
Fourthly, place of residence of defendants, person with relevant interests and obligations:
- Apply Article 40 of the Civil Code 2015 in terms of address of place of residence. If a party, in a particular civil relation, changes his/her place of residence in association with his/her exercise of right or fulfillment of obligation, he/she must notify the other of the new place of residence
- Apply guidelines in Resolution No. 04/2017/NQ-HDTP dated May 5, 2017 of the Council of Judges of the Supreme People’s Court on guidelines for certain regulations in Clause 1 and Clause 3 Article 192 of the Civil Procedure Code No. 92/2015/QH13 on return of lawsuit petitions, right to re-institute lawsuit petitions. Particularly, Article 5 and Article 6 of this Resolution have guided identification of addresses of defendants, persons with relevant interests and obligations and actions against improper addresses thereof.
9. Treatment of collateral of insolvent enterprises, cooperatives and enterprises, cooperatives subject to bankruptcy procedures for interests of secured creditors (Article 41 and Article 53 of the Law on Bankruptcy 2013)
Firstly, within 05 working days from the acceptance of the written request for initiation of bankruptcy process, the People’s Court shall:
- Suspend the civil, business, commercial, or labor case related to the financial obligations in which the insolvent enterprise, cooperatives is a litigant. The suspension must comply with the regulations of the law on civil procedure.
- Separate and suspend the civil matter in a criminal or administrative case related to the financial obligations in which the insolvent enterprise, cooperatives is a litigant. The separation and suspension must comply with the regulations of the law on criminal procedure and administrative procedure.
- Suspend the treatment of collateral of insolvent enterprise or cooperatives for the interests of secured creditors.
Secondly, if the asset management officer/enterprise, after the initiation of bankruptcy process, requests the judge to take actions against the secured debts subject to suspension as prescribed in Clause 3 Article 41 of the Law on Bankruptcy 2013, the judge shall consider and take actions as follows:
- If the collateral is used for resuming the business operation, they shall be handled according to the Resolution of creditors’ meeting;
- If the plan to resume business operation is not implemented or the assets put up as collateral are not necessary to resume the business operation, the assets shall be handled according to effective period of the contract, with regard to any secured contract which is due. With regard to any secured contract that is undue, the People’s Court shall suspend the contracts and handle the secured debts before the declaration of bankruptcy.
Thirdly, if the assets put up as collateral are likely to be damaged or dramatically devalued, the asset management officers and/or asset management enterprises shall request the judge to immediately handled them according to Clause 3 Article 53 of the Law on Bankruptcy 2013.
Fourthly, the collateral prescribed in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 53 of the Law on Bankruptcy 2013 shall be handled as follows:
- The secured debts determined before the People’s Court receives the written request for initiation of bankruptcy process shall be paid by the collateral;
- If the value of the collateral is not enough to cover the debt, the remaining value of the debt shall be paid during the liquidation of the assets of the insolvent enterprise, cooperatives; if the value of the collateral is higher than the debt, the difference shall be included in the value of the assets of the insolvent enterprise, cooperatives.
Difficulties that arise during the implementation of this Resolution should be reported to the Department of Legal and Science Management affiliated to the Supreme People’s Court for consideration.
The Supreme People’s Court shall request Chief Justices of Superior People’s Courts, People’s Courts of provinces and central-affiliated cities, heads of affiliates of the Supreme People’s Court, after receiving this Dispatch, to heighten awareness of their judges, examiners, court clerks and People’s Courts of urban districts, suburban districts, district-level towns under territorial jurisdiction for consistent application.
|
PP. CHIEF JUSTICE |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực