- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (85)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (47)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Định danh (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Phương tiện giao thông (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Xử phạt hành chính (25)
- Hóa đơn (24)
- Xây dựng (23)
- Nghỉ phép (23)
- Bảo hiểm (22)
Giám đốc thẩm là gì? Các trường hợp giám đốc thẩm theo quy định hiện nay
Trong quy trình tố tụng Dân sự và Hình sự hiện nay đều nhắc đến thủ tục Giám đốc thẩm, vậy Giám đốc thẩm là gì và trong trường hợp nào thì có thể Giám đốc thẩm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có khái quát chung về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng nhé.
1. Khái nhiệm giám đốc thẩm
Theo Điều 370 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.”
Theo Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.”
Như vậy, về bản chất giám đốc thẩm là một thủ tục kháng nghị của người có thẩm quyền, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có sai phạm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án, ban hành bản án, quyết định đó.
2. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ vào Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
3. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Theo quy định tại Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
- Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
- Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
4. Các trường hợp giám đốc thẩm theo quy định hiện nay
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì có 3 trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Theo quy định tại Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng có 3 trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm:
- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Có thể thấy, cả pháp luật hình sự và dân sự đều quy định về các trường hợp giám đốc thẩm, tuy có sự khác biệt về câu từ nhưng về ngữ nghĩa thì các trường hợp giám đốc thẩm nêu trên là giống nhau về bản chất pháp lý bao gồm các trường hợp: Bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và cuối cùng là có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật giải quyết vụ án.