Khiếu nại trong Tòa án
Khiếu nại trong Tòa án

1. Quy định về giải quyết khiếu nại Tòa án.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:

Khiếu nại trong Tòa án nhân dân bao gồm có các khiếu nại sau:

- Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ;

- Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý, sử dụng ngân sách, xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý tài sản công;

- Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử của Tòa án nhân dân;

 Quy định về giải quyết khiếu nại Tòa án
Quy định về giải quyết khiếu nại Tòa án

- Khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân;

- Khiếu nại các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Điều 48 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

- Khiếu nại quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường oan, sai theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;

- Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động khác của Tòa án theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giải quyết các khiếu nại.

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:

1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:

a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại sau:

a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh Tòa án nhân dân tối cao;

b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, của công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết”.

Thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giải quyết các khiếu nại.
Thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiến hành giải quyết các khiếu nại.

Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại sau:

- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh Tòa án nhân dân tối cao;

- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, của công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

3. Điều kiện thụ lý khiếu nại trong Tòa án nhân dân.

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:

Các Tòa án nhân dân, người có thẩm quyền thụ lý khiếu nại để giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Nội dung khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

- Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

 Điều kiện thụ lý khiếu nại trong Tòa án nhân dân
Điều kiện thụ lý khiếu nại trong Tòa án nhân dân

Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn về một nội dung thì trong đơn có chữ ký của tất cả những người khiếu nại;

- Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp, hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.

- Khiếu nại trong thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định thì người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

- Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyền khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thể tự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh.

- Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.

Xem bài viết liên quan:

Quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013

Thế nào là tố cáo? Mục đích của tố cáo là gì?

Khiếu nại là gì? Đơn khiếu nại cần có những nội dung gì?