- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Các loại hình thức hoà giải hiện nay
1. Hòa giải tiền tố tụng
Hòa giải tiền tố tụng được hiểu là trong trường hợp mà pháp luật quy định, các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp phải hòa giải thông qua cơ quan hòa giải. Sau khi có kết quả hòa giải, dù là hòa giải không thành, chủ thể mới được tiếp tục gửi đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền. Có thể nói, hòa giải tiền tố tụng là thủ tục bắt buộc, một trong những điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hòa giải tiền tố tụng gồm có hai hình thức là hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã, (phường, thị trấn) và hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Về bản chất, hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của UBND cấp xã, phường, thị trấn; hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Hòa giải viên lao động, Chủ tịch UBND huyện (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là một thủ tục có tính chất pháp lý bắt buộc. Đây có thể được coi như là một giai đoạn bắt buộc trước khi nộp đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền.
Về phạm vi hòa giải:
- Trong giải quyết các tranh chấp đất đai: Phạm vi hòa giải đối với hoạt động này là những tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được. Tranh chấp đất đai bao gồm tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo đó, các tranh chấp tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp; còn tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
- Trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Phạm vi hòa giải là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên các tranh chấp lao động cá nhân sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Phạm vi hòa giải là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
2. Hòa giải cơ sở
Về bản chất, hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, vi phạm pháp luật giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt vụ việc phải đưa lên TAND giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Về chủ thể thực hiện việc hòa giải:
Hoạt động hòa giải ở cơ sở được thực hiện bởi các hòa giải viên thuộc các tổ hòa giải. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở (gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố và cộng đồng dân cư khác) để hoạt động hòa giải. Cơ cấu tổ chức của tổ hòa giải gồm có tổ trưởng và các hòa giải viên; mỗi tổ hòa giải có từ 3 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ (đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số). Hòa giải viên được bầu ra trong số những người có các tiêu chuẩn như: có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân, có hiểu biết pháp luật. Sau khi bầu chọn được hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Tổ trưởng tổ hòa giải do hòa giải viên bầu trong số các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải.
3. Hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự
Về bản chất, xét về phạm vi
Thẩm phán có quyền hòa giải tất cả các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng: dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và việc thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc pháp luật quy định không được hòa giải hoặc hòa giải không được (Điều 206, 207), vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên việc hòa giải này được tiến hành sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Về phương thức hòa giải:
Pháp luật tố tụng không quy định thời điểm mở phiên hòa giải cụ thể là bao nhiêu ngày kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp khi xét thấy việc xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ đã đầy đủ, các tình tiết của vụ án đã được làm rõ; Thẩm phán sẽ linh hoạt ấn định thời điểm mở phiên hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sao cho phù hợp, miễn là trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Do BLTTDS có quy định nguyên đơn có quyền thay đổi bổ sung yêu cầu khởi kiện, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nhận, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải nên về thực tiễn xét xử, Thẩm phán thường thu thập chứng cứ đầy đủ, toàn diện đối với từng yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập rồi mới mở phiên họp kiểm tra việc giao nhận, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Mặc khác, việc hòa giải vụ án là công khai, theo trình tự thủ tục chặt chẽ của BLTTDS năm 2015.
4. Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Về bản chất, xét về phạm vi
Thẩm phán có quyền hòa giải tất cả các tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng: dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và việc thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc pháp luật quy định không được hòa giải hoặc hòa giải không được (Điều 206, 207), vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên việc hòa giải này được tiến hành sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Về phương thức hòa giải
Hòa giải viên được quyền quyết định thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải, không buộc phải thu thập chứng cứ đầy đủ rồi mới bắt đầu phiên hòa giải. Mặc khác nếu các bên tranh chấp yêu cầu, Hòa giải viên có thể hòa giải vụ việc ngoài trụ sở Trung tâm hòa giải. Hòa giải viên có được sự linh hoạt, không bị gò bó theo trình tự thủ tục của BLTTDS. Sau khi được phân công vụ việc cần hòa giải, Hòa giải viên sẽ thực hiện nghiên cứu hồ sơ và hòa giải trong thời hạn 20 ngày, trong trường hợp cần thiết việc hòa giải có thể tiến hành trong hai tháng nên được các bên đồng ý. Thông tin trong quá trình hòa giải phải giữ bí mật, tài liệu, lời trình bày của các bên tranh chấp và thông tin thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án không là chứng cứ, trừ trường hợp các bên đồng ý sử dụng các tài liệu, lời trình bày chứng cứ đó tại Tòa án.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quy định pháp luật về hoạt động Hòa giải ở Cơ sở
Đơn đề nghị hòa giải viên lao động? Thủ tục cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải
Trường hợp nào tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở