- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Quy định pháp luật về hoạt động Hòa giải ở Cơ sở
1. Hòa giải ở cơ sở là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Trong đó:
- Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
+ Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
- Cơ sở được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (gọi chung là thôn, tổ dân phố).
- Căn cứ khoản 2, 3 Điều 2, Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, Các bên ở đây là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
2. Các trường hợp không hòa giải ở cơ sở
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP thì không hòa giải các trường hợp sau:
- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
- Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP;
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP;
- Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, bao gồm:
+ Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Phạm vi hòa giải cơ sở
Trong Điều 3 Luật hòa giải cơ sở 2013 và quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
- Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác).
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về:
+ Quyền sở hữu.
+ Nghĩa vụ dân sự.
+ Hợp đồng dân sự.
+ Thừa kế.
+ Quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ:
+ Quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình.
+ Cấp dưỡng.
+ Xác định cha, mẹ, con.
+ Nuôi con nuôi.
+ Ly hôn.
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
+ Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
+ Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định 120/2021/NĐ-CP hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
Xem thêm bài viết liên quan:
Đơn đề nghị hòa giải viên lao động? Thủ tục cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải
Trường hợp nào tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở