Chương I Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013: Những quy định chung
Số hiệu: | 35/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 13/07/2013 | Số công báo: | Từ số 407 đến số 408 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bầu hòa giải viên cơ sở phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình đồng ý
Ngày 20/06/2013, Quốc hội khóa 13 đã chính thức thông qua Luật Hòa giải cơ sở số 35/2013/QH13, quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải (không bao gồm hoạt động hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải lao động và hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn).
Trong đó, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố... Và hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, có phẩm chất đạo đức tốt; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật và đặc biệt phải được bầu, công nhận là hòa giải viên.
Việc bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố được tiến hành theo hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình hoặc phát biểu lấy ý kiến các hộ gia đình. Người được công nhận hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý.
Luật cũng quy định rõ, hòa giải viên có quyền thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở; được đề nghị các bên liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải và hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải. Đồng thời, hòa giải viên cũng có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư các bên; thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã nếu thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến bạo lực; và phải từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hoặc lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải...
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
2. Hoạt động hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải thương mại, hòa giải lao động và hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
3. Các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật này để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
5. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật này.
1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.
Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.
2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở để biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng về hòa giải ở cơ sở; sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc và hỗ trợ các chi phí cần thiết khác cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực