Số hiệu: | 35/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 13/07/2013 | Số công báo: | Từ số 407 đến số 408 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Bầu hòa giải viên cơ sở phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình đồng ý
Ngày 20/06/2013, Quốc hội khóa 13 đã chính thức thông qua Luật Hòa giải cơ sở số 35/2013/QH13, quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải (không bao gồm hoạt động hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải lao động và hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn).
Trong đó, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố... Và hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, có phẩm chất đạo đức tốt; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật và đặc biệt phải được bầu, công nhận là hòa giải viên.
Việc bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố được tiến hành theo hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình hoặc phát biểu lấy ý kiến các hộ gia đình. Người được công nhận hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý.
Luật cũng quy định rõ, hòa giải viên có quyền thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở; được đề nghị các bên liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải và hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải. Đồng thời, hòa giải viên cũng có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư các bên; thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã nếu thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến bạo lực; và phải từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hoặc lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải...
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
c) Biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp tỉnh;
d) Quy định mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; mẫu, biểu thống kê về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương; trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền xem xét quyết định; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương;
b) Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
c) Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cá nhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2. Các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực