Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở
Số hiệu: | 15/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2014 |
Ngày công báo: | 14/03/2014 | Số công báo: | Từ số 317 đến số 318 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm chế độ cho Hòa giải viên cơ sở
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở. Theo đó:
Hòa giải viên được hỗ trợ khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải. Cụ thể là trường hợp:
- Bị tai nạn hoặc rủi ro trong khi đang thực hiện hòa giải.
- Bị tai nạn hoặc rủi ro trên đường đi và về từ nơi ở đến địa điểm thực hiện hòa giải trên tuyến đường và trong khoảng thời gian hợp lý.
Các khoản được hỗ trợ:
- Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng.
- Thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng.
- Hỗ trợ một lần chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc hòa giải viên trước khi chết, chi phí cho việc mai táng.
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 25/04/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
Nghị định này quy định chi tiết về phạm vi hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên và một số biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
Cá nhân có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở được Nhà nước hỗ trợ tài liệu, được phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở; được khen thưởng khi tham gia tích cực hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được Nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan; được khen thưởng khi có đóng góp, hỗ trợ tích cực cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật hỗ trợ tài liệu phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở; phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho hòa giải viên; tạo điều kiện cho thành viên, hội viên của tổ chức mình tham gia hòa giải ở cơ sở thì được khen thưởng theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh) hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương;
b) Biên soạn, hỗ trợ tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp huyện; hướng dẫn cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
c) Tổng hợp, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;
d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện) hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong phạm vi địa phương; hướng dẫn lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư; cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan cho tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Sở Tư pháp;
c) Tổng hợp, trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khi cần thiết; xem xét, quyết định khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải của xã, phường, thị trấn trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Sở Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã) hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; lồng ghép thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, bản, ấp, cụm dân cư; hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở cho cá nhân quy định tại Điều 2 của Nghị định này;
b) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hướng dẫn Ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận, cho thôi tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên;
c) Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định; thực hiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải tại xã, phường, thị trấn;
d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, tổ chức thực hiện, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở của xã, phường, thị trấn khi cần thiết; định kỳ sáu tháng, hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Phòng Tư pháp kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;
g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định tại Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở và Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này, thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp chưa xác định được vụ, việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không, thì hòa giải viên đề nghị công chức Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn.
1. Trong trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau, thì tổ trưởng tổ hòa giải hoặc hòa giải viên được phân công hòa giải ở các thôn, tổ dân phố đó phối hợp, trao đổi thông tin, bàn về biện pháp tiến hành hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp giải quyết.
2. Các hòa giải viên phối hợp tiến hành hòa giải và thông báo kịp thời với tổ trưởng tổ hòa giải về kết quả hòa giải.
Hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải có trách nhiệm thực hiện Điều 26 của Luật hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp tổ trưởng tổ hòa giải báo cáo có vấn đề phát sinh khi thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, thì Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, gia đình, dòng họ, người có uy tín vận động, thuyết phục, có biện pháp giải quyết kịp thời vấn đề phát sinh đó.
1. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.
2. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản, ghi rõ thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ, việc; yêu cầu của các bên; lý do hòa giải không thành; chữ ký của hòa giải viên.
1. Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm nhận vụ, việc hòa giải;
b) Họ, tên, tuổi, địa chỉ của các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải;
c) Họ, tên của hòa giải viên, người được mời tham gia hòa giải (nếu có);
d) Nội dung chủ yếu của vụ, việc và yêu cầu của các bên;
đ) Kết quả hòa giải;
e) Chữ ký của hòa giải viên, người chứng kiến việc hòa giải và người được mời tham gia hòa giải (nếu có).
2. Sau khi kết thúc hòa giải, hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi sổ.
3. Tổ trưởng tổ hòa giải có trách nhiệm lưu giữ, đôn đốc việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật hòa giải ở cơ sở được thực hiện như sau:
1. Kinh phí cho quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối được ngân sách bố trí, sử dụng nguồn thu ngân sách của địa phương để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Ngân sách trung ương chi bổ sung cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
1. Chi hỗ trợ để mua văn phòng phẩm; mua, sao chụp tài liệu phục vụ hoạt động của tổ hòa giải; tổ chức các cuộc họp, sơ kết, tổng kết hoạt động của tổ hòa giải.
2. Chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc; chi hỗ trợ cho hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
1. Vụ, việc được tiến hành hòa giải và đã kết thúc theo quy định tại Điều 23 của Luật hòa giải ở cơ sở.
2. Hòa giải viên không vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 10 của Luật hòa giải ở cơ sở.
1. Tổ trưởng tổ hòa giải lập hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao cho hòa giải viên, bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán thù lao của hòa giải viên có ghi rõ họ, tên, địa chỉ của hòa giải viên; tên, địa chỉ tổ hòa giải; số tiền đề nghị thanh toán; nội dung thanh toán (có danh sách các vụ, việc trong trường hợp đề nghị thanh toán thù lao cho nhiều vụ, việc); chữ ký của hòa giải viên; chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải và xuất trình Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để đối chiếu khi cần thiết.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và trả thù lao cho hòa giải viên thông qua tổ hòa giải; trường hợp quyết định không thanh toán cho hòa giải viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tổ hòa giải trả thù lao cho hòa giải viên theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được thù lao.
1. Bị tai nạn hoặc rủi ro trong khi đang thực hiện hòa giải.
2. Bị tai nạn hoặc rủi ro trên đường đi và về từ nơi ở đến địa điểm thực hiện hòa giải trên tuyến đường và trong khoảng thời gian hợp lý.
1. Hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở được hỗ trợ như sau:
a) Chi phí cần thiết, hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; nếu thu nhập thực tế của hòa giải viên không ổn định hoặc không thể xác định được thì áp dụng cách tính theo thu nhập bình quân hàng ngày của người làm công ăn lương chia theo khu vực thành thị, nông thôn, loại hình kinh tế ngoài nhà nước trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.
2. Gia đình của hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở được hỗ trợ một lần bằng tiền để chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc hòa giải viên trước khi chết; người tổ chức mai táng được hỗ trợ chi phí cho việc mai táng.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Giấy đề nghị hỗ trợ của hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng có xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại là tổ trưởng tổ hòa giải. Giấy đề nghị hỗ trợ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người yêu cầu hỗ trợ; lý do yêu cầu hỗ trợ;
b) Biên bản xác nhận tình trạng của hòa giải viên bị tai nạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp);
c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp);
d) Văn bản, giấy tờ hợp lệ về thu nhập thực tế theo tiền lương, tiền công hằng tháng của người bị tai nạn có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp), bao gồm: Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động hoặc bản kê có thu nhập thực tế của hòa giải viên bị tai nạn và các giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế hợp pháp khác (nếu có);
đ) Giấy chứng tử trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp).
2. Hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận hòa giải viên.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm theo hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định hỗ trợ; trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày ngày nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chi tiền hỗ trợ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2014.
Nghị định này thay thế Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
2. Các tổ hòa giải được thành lập theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nhưng nay không đủ số lượng, thành phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở thì phải được bầu bổ sung hòa giải viên theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác hòa giải ở cơ sở; thủ tục, hồ sơ, mức thù lao cho hòa giải viên, hỗ trợ cho hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/2014/ND-CP |
Hanoi, February 27, 2014 |
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES AND MEASURES FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON GRASSROOTS CONCILIATION (*)
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 20, 2013 Law on Grassroots Conciliation;
At the proposal of the Minister of Justice,
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles and measures for implementation of the Law on Grassroots Conciliation.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides in detail the scope of grassroots conciliation; financial support for grassroots conciliation work and conciliators, and some measures for implementation of the Law on Grassroots Conciliation.
Article 2. Encouragement of individuals to participate in grassroots conciliation
Prestigious persons in families, clans and communities participating in grassroots conciliation are entitled to state support in accessing documents and legal knowledge for grassroots conciliation activities; and to commendation for active participation in grassroots conciliation activities as prescribed at Point d, Clause 1; Point d, Clause 2; and Point d, Clause 3, Article 4 of this Decree.
Article 3. Encouragement of organizations and individuals to make contributions to and support grassroots conciliation work
1. Organizations and persons that make contributions to and support grassroots conciliation work are entitled to free provision by the State of information on relevant policies and laws; and to commendation for active participation in grassroots conciliation activities as prescribed at Point d, Clause 1; Point d, Clause 2; and Point d, Clause 3, Article 4 of this Decree.
2. Organizations of the Vietnam Lawyers Association, the Vietnam Bar Federation, other socio-professional law organizations, law practice organizations and legal consultancy organizations that support documents for conciliation activities; disseminate the law on grassroots conciliation; and support training in legal knowledge and skills for conciliators; and create conditions for their members to participate in grassroots conciliation, are entitled to commendation as prescribed at Point d, Clause 1; Point d, Clause 2; and Point d, Clause 3, Article 4 of this Decree.
Article 4. Responsibilities of People’s Committees at all levels for state management of grassroots conciliation
1. Provincial-level People’s Committees shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Vietnam Fatherland Front Committees in, guiding and organizing the implementation of legal documents on grassroots conciliation in their localities;
b/ Compile and support documents for grassroots conciliation work; provide training in and professional guidance on state management of grassroots conciliation for the district level; guide the district level in training and updating legal knowledge on and skills of grassroots conciliation for conciliators under the Ministry of Justice’s guidance;
c/ Summarize and submit cost estimates for support of grassroots conciliation work in their localities to provincial-level People’s Councils for consideration and decision;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Vietnam Fatherland Front Committees in, examining, reviewing and commending grassroots conciliation activities in accordance with the law on emulation and commendation; receive, organize implementation, and commend organizations and persons participating in, making contributions to, and supporting, grassroots conciliation work of provinces and centrally run cities; consider and decide on commendation of organizations and persons participating in and making contributions to grassroots conciliation work of urban and rural districts, towns and provincial cities at the proposal of district-level People’s Committees; biannually, annually and upon request make statistics and reports on the implementation of the law on grassroots conciliation to provincial-level People’s Councils and the Ministry of Justice.
2. District-level People’s Committees shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with district-level Vietnam Fatherland Front Committees in, guiding and organizing the implementation of legal documents on grassroots conciliation in their localities; guide the incorporation of the implementation of the law on grassroots conciliation into the formulation and implementation of conventions of hamlets, villages or residential groups; provide free information on relevant policies and laws to the organizations and persons specified in Clause 1, Article 3 of this Decree;
b/ Provide training and retraining in and professional guidance on state management of grassroots conciliation for the commune level; train in legal knowledge on and skills of grassroots conciliation for conciliators under the guidance of provincial-level Justice Departments;
c/ Summarize and submit cost estimates for support of grassroots conciliation work in their localities to People’s Councils or competent state agencies for consideration and decision;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with district-level Vietnam Fatherland Front Committees in, examining, reviewing and commending conciliation activities in accordance with the law on emulation and commendation; receive, organize implementation, and when necessary, commend or propose provincial-level People’s Committees to commend organizations and persons participating in, making contributions to, and supporting, grassroots conciliation work of urban and rural districts, towns and provincial cities; consider and decide on commendation of organizations and persons participating in, making contributions to, and supporting, grassroots conciliation work of communes, wards and townships at the proposal of commune-level People’s Committees; biannually, annually and upon request make statistics and reports on the implementation of the law on grassroots conciliation to district-level People’s Councils and provincial-level Justice Departments.
3. Commune-level People’s Committees shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with commune-level Vietnam Fatherland Front Committees in, guiding and organizing the implementation of legal documents on grassroots conciliation; guide the incorporation of the implementation of the law on grassroots conciliation into the formulation and implementation of conventions of hamlets, villages or residential groups; support documents and disseminate laws for conciliation activities for the persons specified in Article 2 of this Decree;
b/ Coordinate with commune-level Vietnam Fatherland Front Committees in guiding Front Working Boards in coordinating with heads of hamlets or street residential groups in forming and strengthening conciliation teams and recognizing or relieving from duty heads and members of conciliation teams;
c/ Make and submit cost estimates for support of conciliation activities to People’s Councils of the same level or competent state agencies for consideration and decision; provide financial support for conciliation activities in communes, wards and townships;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with commune-level Vietnam Fatherland Front Committees in, examining, reviewing and commending conciliation activities in accordance with the law on emulation and commendation; receive, organize implementation, and when necessary, commend or propose district-level People’s Committees to commend organizations and persons participating in, making contributions to, and supporting, grassroots conciliation work of communes, wards and townships; biannually, annually and upon request make statistics and reports on the implementation of the law on grassroots conciliation to commune-level People’s Councils and district-level Justice Sections.
SCOPE OF GRASSROOTS CONCILATION
Article 5. Scope of grassroots conciliation
1. Grassroots conciliation shall be carried out for the following conflicts, disputes and violations of law:
a/ Conflicts between parties (caused by different views about life, lifestyles or characters or conflicts over the use of passage through houses, public access, electricity or water facilities or auxiliary works, living timetable or causing insanitation in public places, or for other reasons);
b/ Disputes arising from civil relations such as disputes over ownership right, civil obligations, civil contracts, inheritance or land use rights;
c/ Disputes arising from marriage and family relations such as disputes arising from husband and wife relation; parent and child relation, grandparent and grandchild relation, sibling relation and relation between other family members; alimony; identification of parents and children; child adoption; divorce;
d/ Violations of law which are not subject to penal liability examination or administrative sanctioning as prescribed by law;
dd/ Violations of the criminal law in the following cases:
Violations not being subject to institution of criminal cases as provided in Article 107 of the Criminal Procedure Code and not being administratively handled by competent state agencies as prescribed by law;
Violations for which criminal cases, as prescribed by law, shall be instituted only at the request of victims but victims do not request such, and which are not administratively handled by competent state agencies as prescribed by law;
Violations for which criminal cases have been instituted but later investigation termination decisions or criminal case termination decisions are issued by procedure-conducting agencies under Clause 2, Article 164, or under Clause 1, Article 169 of the Criminal Procedure Code, and which are not administratively handled by competent state agencies as prescribed by law;
e/ Violations of law subject to the measure of education in communes, wards or townships under the Government’s Decree No. 111/2013/ND-CP of September 30, 2013, on application of the administrative handling measure of education in communes, wards or townships, or violations eligible for application of measures substituting administrative handling under Chapter II, Part 5 of the Law on Handling of Administrative Violations;
g/ Other cases and matters not prohibited by law.
2. Grassroots conciliation shall not be carried out in the following cases:
a/ Conflicts and disputes that infringe upon the State’s interests or public interests;
b/ Violations of the law on marriage and family which, as prescribed by law, must be settled by competent state agencies, and civil transactions which are prohibited by law or against social ethics;
c/ Law violations which, according to regulations, are subject to penal liability examination, except the cases specified at Point dd, Clause 1 of this Article;
d/ Law violations which, according to regulations, are subject to administrative handling, except the cases specified at Point e, Clause 1 of this Article;
dd/ Other conflicts and disputes which must not be conciliated at the grassroots under Point d, Clause 1, Article 3 of the Law on Grassroots Conciliation, including:
Conciliation of commercial disputes, which must comply with the Commercial Law and its guiding documents;
Conciliation of labor disputes, which must comply with the Labor Code and its guiding documents.
Article 6. Settlement of cases and matters not to be conciliated at the grassroots
When determining a case or matter outside the scope of conciliation under Article 3 of the Law on Grassroots Conciliation and under Clause 2, Article 5 of this Decree, a conciliator shall explain the reason to involved parties and guide them in carrying out necessary procedures to request settlement by a competent state agency.
Article 7. Guidance on determination of scope of grassroots conciliation
When unable to determine whether a case or matter is conciliated at the grassroots, a conciliator shall request guidance from the justice and civil-status officer.
GRASSROOTS CONCILIATION ACTIVITIES
Article 8. Conciliation for parties from different hamlets or street residential groups
1. When the involved parties come from different hamlets or street residential groups, the heads of conciliation teams or assigned conciliators of those hamlets or street residential groups shall collaborate, exchange information and discuss conciliation measures and notify the heads of the Front Working Boards of those places for coordinated settlement.
2. Conciliators shall coordinate in conducting conciliation and promptly notify conciliation results to heads of conciliation teams.
Article 9. Responsibilities of individuals and organizations for monitoring and urging implementation of successful conciliation agreements
Conciliators and conciliation team heads shall comply with Article 26 of the Law on Grassroots Conciliation. In case a conciliation team head reports on problems arising in the implementation of a successful conciliation agreement, the Front Working Board head shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the hamlet or street residential group head and families, clans and prestigious persons in, mobilizing and persuading the involved parties and taking measures to promptly solve those problems.
Article 10. Settlement of unsuccessful conciliation cases
1. When the involved parties fail to reach agreement and request further conciliation, the conciliator shall conduct conciliation.
2. When the involved parties fail to reach agreement and a party requests further conciliation but there are grounds to believe that further conciliation will be not be successful, the conciliator shall decide to terminate conciliation according to Clause 3, Article 23 of the Law on Grassroots Conciliation and guide the involved parties in requesting settlement by competent state agencies in accordance with law.
3. When the involved parties request to make a document on unsuccessful conciliation, the conciliator shall make such document which clearly indicates basic information on the parties; major contents of the case or matter; requests of the parties; reasons for unsuccessful conciliation; and signature of the conciliator.
Article 11. Monitoring registers of conciliation activities
1. A monitoring register of conciliation activities must contain the following major information:
a/ Date, month, year of receipt of the case or matter for conciliation;
b/ Full names, ages and addresses of parties and persons involved in the case or matter;
c/ Full names of the conciliator and persons invited to the conciliation (if any);
d/ Major contents of the case or matter and requests of parties;
dd/ Conciliation results;
e/ Signatures of the conciliator and witnesses and persons invited to the conciliation (if any).
2. After terminating conciliation, the conciliator shall record contents of the case or matter in the monitoring register of conciliation activities and take responsibility for the accuracy of the recorded information.
3. Heads of conciliation teams shall keep and urge the recording in monitoring registers of grassroots conciliation activities.
FINANCIAL SUPPORT FOR GRASSROOTS CONCILIATION WORK AND CONCILIATORS
Article 12. Funds for grassroots conciliation work
The funds for grassroots conciliation work prescribed in Clause 1, Article 6 of the Law on Grassroots Conciliation are as follows:
1. Funds for the state management of grassroots conciliation shall be provided from the state budget according the current budget decentralization.
2. Provinces and centrally run cities that can balance their budgets shall arrange and use local budget revenues to provide financial support for grassroots conciliation work.
3. The central budget shall allocate additional funds for provinces that cannot yet balance their budgets to provide financial support for grassroots conciliation at the proposal of provincial-level People’s Committees.
4. The use of financial support for grassroots conciliation work must comply with the current budget decentralization.
Article 13. Contents of financial support for conciliation teams and conciliators
1. Expenses for purchase of stationery; purchase and copying of documents for activities of conciliation teams; organization of meetings, preliminary and final reviews of activities of conciliation teams.
2. Remuneration for conciliators on a case-by-case basis; supports for conciliators who, when carrying out conciliation activities, suffer accidents or risks affecting their health or life.
Article 14. Conditions for conciliators to receive remuneration on a case-by-case basis
1. The case or matter has been conciliated and terminated according to Article 23 of the Law on Grassroots Conciliation.
2. The conciliator does not violate Article 10 of the Law on Grassroots Conciliation.
Article 15. Procedures for payment of remuneration to conciliators
1. The conciliation team head shall make a dossier of request for payment to a conciliator, which comprises a request for payment to a conciliator, clearly stating the full name and address of the conciliator; name and address of the conciliation team; the amount requested for payment; contents of payment (including a list of cases and matters in case of requesting payment for many cases and matters); signature of the conciliator; and signature for certification of the conciliation team head, and produce the monitoring register of conciliation activities for comparison when necessary.
2. Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier, the commune- level People’s Committee shall consider, decide and pay remuneration to a conciliator through the conciliation team. In case of non-payment, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
3. Conciliation teams shall pay conciliators under decisions of the commune-level People’s Committee within 3 days after receiving the remuneration money.
Article 16. Cases of support for conciliators who, when carrying out conciliation activities, suffer accidents or risks affecting their health or life
1. Suffering an accident or a risk when conducting conciliation.
2. Suffering an accident or a risk on the way to or from the place of conciliation on a reasonable route and during a reasonable time.
Article 17. Supports for conciliators who, when carrying out conciliation activities, suffer accidents or risks affecting their health or life
1. A conciliator who, when carrying out conciliation activities, suffers an accident or a risk affecting his/her health, is entitled to the following supports:
a/ Necessary and reasonable expenses for treatment and rehabilitation of health or functions lost or decreased;
b/ Actual incomes lost or decreased; if the conciliator’s actual incomes are not stable or cannot be determined, to apply the average daily income of a salaried employee calculated by urban and rural area and non-state economic sector during the time of receiving treatment and recovering health and functions lost or decreased.
2. The family of a conciliator who dies when carrying out conciliation activities is entitled to one-off monetary support for the treatment of and care for the conciliator before he/she dies; the person who holds the burial service is entitled to financial support for this service.
Article 18. Procedures for support of conciliators who, when carrying out conciliation activities, suffer accidents or risks affecting their health or life
1. A dossier of request for support, made in 1 set, comprises:
a/ A written request for support by the conciliator or his/her family in case the conciliator dies, which is certified by the conciliation team head (in case the conciliator dies) or the Front Working Board head. This request must clearly indicate the full name and address of the requester and the reason for support;
b/ A written record of the condition of the conciliator suffering an accident, which is certified by the commune-level People’s Committee or the police office of the locality where the accident occurs (the original or certified copy, for a dossier sent by post; or a copy and the original for comparison, for a dossier submitted directly);
c/ The hospital discharge certificate, invoices for medical examination and treatment (the original or certified copy, for a dossier sent by post; or a copy or the original for comparison, for a dossier submitted directly);
d/ Valid documents and papers on the accident sufferer’s monthly salary-based actual income certified by the employer, which serve as a basis for competent state agencies to determine the actual income lost or decreased (the original or certified copy, for a dossier sent by post; or a copy and the original for comparison, for a dossier submitted directly), including the labor contract, the employer’s decision on salary increase or statement showing the actual income of the accident-suffering conciliator and other lawful documents proving actual incomes (if any);
dd/ The death certificate in case the conciliator dies (the original or certified copy, for a dossier sent by post; or a copy and the original for comparison, for a dossier submitted directly).
2. A conciliator or his/her family in case he/she dies shall submit a dossier of request for support provided in Clause 1 of this Article to the commune-level People’s Committee which has issued the decision recognizing the conciliator.
3. Within 3 working days after receiving a complete and valid dossier, the commune- level People’s Committee shall consider it and send a written request together with the dossier of request for support to the district-level People’s Committee.
4. Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier, the district-level People’s Committee chairperson shall consider it and issue a decision on support. In case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reason.
5. Within 3 working days after receiving a decision of the district-level People’s Committee, the commune-level People’s Committee shall pay the support money.
Article 19. Effect and transitional provisions
1. This Decree takes effect on April 25, 2014.
This Decree replaces the Government’s Decree No. 160/1999/ND-CP of October 18, 1999, detailing a number of articles of the Ordinance on Organization and Operation of Grassroots Conciliation.
2. Conciliation teams formed under the Ordinance on Organization and Operation of Grassroots Conciliation whose number and composition of members fail to comply with Clause 1, Article 12 of the Law on Grassroots Conciliation shall additionally elect conciliators according to the order and procedures specified in Article 8 of the Law on Grassroots Conciliation within 3 months after the effective date of this Decree.
Article 20. Implementation responsibilities
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall organize the implementation of this Decree according to their assigned functions, tasks and powers.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, guiding the estimation, management, use and settlement of state budget funds for grassroots conciliation work; and the procedures, dossiers and levels of remuneration for conciliators and supports for conciliators who, when carrying out conciliation activities, suffer accidents or risks affecting their health or life.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |