Chương 2: Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở Phạm vi hòa giải ở cơ sở
Số hiệu: | 15/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 25/04/2014 |
Ngày công báo: | 14/03/2014 | Số công báo: | Từ số 317 đến số 318 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm chế độ cho Hòa giải viên cơ sở
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở. Theo đó:
Hòa giải viên được hỗ trợ khi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải. Cụ thể là trường hợp:
- Bị tai nạn hoặc rủi ro trong khi đang thực hiện hòa giải.
- Bị tai nạn hoặc rủi ro trên đường đi và về từ nơi ở đến địa điểm thực hiện hòa giải trên tuyến đường và trong khoảng thời gian hợp lý.
Các khoản được hỗ trợ:
- Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng.
- Thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng.
- Hỗ trợ một lần chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc hòa giải viên trước khi chết, chi phí cho việc mai táng.
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 25/04/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;
g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định tại Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở và Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này, thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp chưa xác định được vụ, việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không, thì hòa giải viên đề nghị công chức Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn.
Chapter II
SCOPE OF GRASSROOTS CONCILATION
Article 5. Scope of grassroots conciliation
1. Grassroots conciliation shall be carried out for the following conflicts, disputes and violations of law:
a/ Conflicts between parties (caused by different views about life, lifestyles or characters or conflicts over the use of passage through houses, public access, electricity or water facilities or auxiliary works, living timetable or causing insanitation in public places, or for other reasons);
b/ Disputes arising from civil relations such as disputes over ownership right, civil obligations, civil contracts, inheritance or land use rights;
c/ Disputes arising from marriage and family relations such as disputes arising from husband and wife relation; parent and child relation, grandparent and grandchild relation, sibling relation and relation between other family members; alimony; identification of parents and children; child adoption; divorce;
d/ Violations of law which are not subject to penal liability examination or administrative sanctioning as prescribed by law;
dd/ Violations of the criminal law in the following cases:
Violations not being subject to institution of criminal cases as provided in Article 107 of the Criminal Procedure Code and not being administratively handled by competent state agencies as prescribed by law;
Violations for which criminal cases, as prescribed by law, shall be instituted only at the request of victims but victims do not request such, and which are not administratively handled by competent state agencies as prescribed by law;
Violations for which criminal cases have been instituted but later investigation termination decisions or criminal case termination decisions are issued by procedure-conducting agencies under Clause 2, Article 164, or under Clause 1, Article 169 of the Criminal Procedure Code, and which are not administratively handled by competent state agencies as prescribed by law;
e/ Violations of law subject to the measure of education in communes, wards or townships under the Government’s Decree No. 111/2013/ND-CP of September 30, 2013, on application of the administrative handling measure of education in communes, wards or townships, or violations eligible for application of measures substituting administrative handling under Chapter II, Part 5 of the Law on Handling of Administrative Violations;
g/ Other cases and matters not prohibited by law.
2. Grassroots conciliation shall not be carried out in the following cases:
a/ Conflicts and disputes that infringe upon the State’s interests or public interests;
b/ Violations of the law on marriage and family which, as prescribed by law, must be settled by competent state agencies, and civil transactions which are prohibited by law or against social ethics;
c/ Law violations which, according to regulations, are subject to penal liability examination, except the cases specified at Point dd, Clause 1 of this Article;
d/ Law violations which, according to regulations, are subject to administrative handling, except the cases specified at Point e, Clause 1 of this Article;
dd/ Other conflicts and disputes which must not be conciliated at the grassroots under Point d, Clause 1, Article 3 of the Law on Grassroots Conciliation, including:
Conciliation of commercial disputes, which must comply with the Commercial Law and its guiding documents;
Conciliation of labor disputes, which must comply with the Labor Code and its guiding documents.
Article 6. Settlement of cases and matters not to be conciliated at the grassroots
When determining a case or matter outside the scope of conciliation under Article 3 of the Law on Grassroots Conciliation and under Clause 2, Article 5 of this Decree, a conciliator shall explain the reason to involved parties and guide them in carrying out necessary procedures to request settlement by a competent state agency.
Article 7. Guidance on determination of scope of grassroots conciliation
When unable to determine whether a case or matter is conciliated at the grassroots, a conciliator shall request guidance from the justice and civil-status officer.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực