- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (73)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Thừa kế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Uỷ quyền là gì? Những quy định về việc ủy quyền mới nhất
1. Uỷ quyền là gì?
1.1. Định nghĩa uỷ quyền
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Hiện không có định nghĩa cụ thể về uỷ quyền là gì mà chỉ có khái niệm hợp đồng uỷ quyền nêu tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
1.2. Uỷ quyền có mấy hình thức?
Mặc dù Bộ luật Dân sự có quy định giải thích về hợp đồng uỷ quyền nhưng định nghĩa này lại không bắt buộc hợp đồng uỷ quyền phải bằng văn bản. Các văn bản pháp luật khác cũng không quy định bắt buộc việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Do đó, về hình thức của uỷ quyền, việc uỷ quyền có thể thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác. Với hình thức bằng văn bản, hiện nay văn bản uỷ quyền thường có hai loại là: Giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền. Trong đó:
- Hợp đồng uỷ quyền: Đây là hình thức được định nghĩa tại Điều 562 Bộ luật Dân sự là sự thoả thuận của các bên. Do đó, trong hợp đồng uỷ quyền phải có nội dung thể hiện ý chí của các bên về công việc được uỷ quyền.
- Giấy uỷ quyền: Khác với hợp đồng uỷ quyền được quy định là sự thoả thuận của các bên trong Bộ luật Dân sự, giấy uỷ quyền không được văn bản pháp luật nào định nghĩa. Do đó, giấy uỷ quyền có thể là một hành vi pháp lý đơn phương hoặc là hình thức thể hiện sự thoả thuận của các bên.
Tuy nhiên, khác với hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền có thể chỉ cần có bên uỷ quyền ký tên trong giấy uỷ quyền để chỉ định người khác nhân danh mình thực hiện công việc uỷ quyền.
Một số văn bản có yêu cầu giấy uỷ quyền khi thực hiện công việc, ví dụ như việc uỷ quyền các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp phải được lập thành giấy uỷ quyền (căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ).
2. Giấy uỷ quyền hợp pháp cần đáp ứng điều kiện gì?
Mặc dù là hành vi pháp lý đơn phương nhưng về bản chất, giấy uỷ quyền vẫn là giao dịch dân sự. Do đó, để giấy uỷ quyền hợp pháp thì cũng cần đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Các bên trong giấy uỷ quyền có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với phạm vi uỷ quyền.
- Các bên trong giấy uỷ quyền hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích, nội dung của việc uỷ quyền không vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội gồm: Bình đẳng, không được phân biệt đối xử, tự do, tự nguyện cam kết, thảo thuận, không xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc…
3. Những thủ tục không được phép ủy quyền
Uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên trong đó một bên nhân danh bên còn lại thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có thể uỷ quyền.
Có một số trường hợp, pháp luật cấm không được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện thay công việc của mình gồm:
- Đăng ký kết hôn. Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch. Theo đó, các bên khi đăng ký kết hôn phải cùng có mặt để cùng ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch.
- Ly hôn: Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi ly hôn, vợ chồng không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng nhưng có thể uỷ quyền nộp hồ sơ, nộp tạm ứng án phí…
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng: Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, để được gửi tiết kiệm, người có nhu cầu gửi tiền phải trực tiếp đến quầy giao dịch để thực hiện trừ trường hợp gửi tiết kiệm online.
- Công chứng di chúc: Theo khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng, người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc mà không được uỷ quyền cho người khác.
- Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, người có yêu cầu không được uỷ quyền cho người khác…
4. Giấy uỷ quyền có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
- Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
- Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
5. Thủ tục uỷ quyền thực hiện thế nào?
5.1. Uỷ quyền có cần công chứng không?
Luật Công chứng hiện hành chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, việc uỷ quyền cũng không bắt buộc phải công chứng mà theo nhu cầu của các bên.
Do đó, có thể khẳng định, giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng mà được công chứng theo nhu cầu của các bên.
Riêng giấy uỷ quyền không có thù lao, nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì có thể thực hiện chứng thực chữ ký (căn cứ điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
5.2. Hồ sơ uỷ quyền gồm những gì?
- Hồ sơ cần nộp: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng uỷ quyền (nếu có); giấy tờ của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…); giấy tờ về đối tượng được uỷ quyền (Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, đăng ký xe…)…
- Hồ sơ cần xuất trình: Bản chính các giấy tờ về nhân thân, đối tượng của việc uỷ quyền nêu trong phần hồ sơ cần nộp.
5.3. Công chứng uỷ quyền ở đâu?
Để thực hiện công chứng việc uỷ quyền, các bên có thể đến tổ chức hành nghề công chứng gồm văn phòng công chứng và phòng công chứng.
Ngoài ra, căn cứ Điều 44 về địa điểm công chứng và Điều 55 về công chứng hợp đồng uỷ quyền của Luật Công chứng, công chứng hợp đồng uỷ quyền có thể thực hiện tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc ngoài trụ sở nếu người yêu cầu già yếu, không thể đi lại, đang bị tạm giam, tạm giữ; đang bị thi hành án phạt tù…
Đặc biệt, với việc công chứng uỷ quyền, các bên còn có thể không cần phải cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng mà có thể thực hiện ở hai nơi khác nhau - địa điểm thuận tiện nhất cho người yêu cầu công chứng.
Trong trường hợp đó, người uỷ quyền có thể thực hiện công chứng việc uỷ quyền của mình tại tổ chức hành nghề công chứng thuận tiện nhất.
Sau khi nhận được hợp đồng uỷ quyền đã công chứng “một nửa”, người được uỷ quyền có thể tiếp tục đến một tổ chức hành nghề công chứng khác để hoàn tất thủ tục nhận uỷ quyền theo quy định. Khi đi, người được uỷ quyền phải mang bản gốc hợp đồng uỷ quyền đã được người uỷ quyền công chứng trước đó.
5.4. Thời gian công chứng uỷ quyền có lâu không?
Cũng giống như các loại hợp đồng khác, công chứng hợp đồng uỷ quyền theo quy định thì sẽ được thực hiện trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ cần phải xác minh hoặc có nội dung phức tạp thì việc uỷ quyền sẽ được kéo dài thời gian đến không quá 10 ngày làm việc.
Tuy nhiên, thực tế, nếu công chứng hợp đồng uỷ quyền không có nội dung phức tạp thì thời gian giải quyết thường chỉ trong khoảng 01 - 02 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5.5. Uỷ quyền hết bao nhiêu tiền?
Công chứng hợp đồng uỷ quyền, người yêu cầu phải nộp:
- Phí công chứng theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC là 20.000 đồng/trường hợp.
- Thù lao công chứng: Theo thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng với người yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Thù lao công chứng gồm tiền photo, in ấn, tiền phí ký công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ làm việc…
6. Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền
Việc chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền được nêu tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
6.1. Hồ sơ cần nộp
- Dự thảo giấy uỷ quyền (nếu có).
- Giấy tờ nhân thân của các bên: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác thay thế…
6.2. Cơ quan thực hiện
Cá nhân có thể chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền tại một trong các cơ quan sau đây:
- Phòng Tư pháp cấp huyện.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự…
- Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
6.3. Thời gian thực hiện chứng thực chữ ký
Thời gian thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền là ngay trong ngày làm việc ngay sau khi nhận được yêu cầu chứng thực chữ ký. Nếu hồ sơ nộp sau 15 giờ của ngày hôm trước thì sẽ trả kết quả vào ngày hôm sau.
6.4. Phí chứng thực giấy uỷ quyền
Phí chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền là 10.000 đồng/trường hợp theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC. Ngoài ra, người yêu cầu chứng thực chữ ký còn có thể phải nộp thù lao công chứng theo thoả thuận của các bên gồm: Soạn thảo hồ sơ, photo tài liệu, in ấn hồ sơ…
7. Câu hỏi thường gặp về uỷ quyền
7.1 Uỷ quyền cho nhiều người được không?
Theo định nghĩa hợp đồng uỷ quyền trong Bộ luật Dân sự, việc uỷ quyền chỉ quy định là thoả thuận của các bên mà không giới hạn số lượng người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền của mỗi bên.
Đồng thời, trong các văn bản pháp luật khác cũng không cấm một người không được uỷ quyền cho nhiều người trong cùng một văn bản uỷ quyền.
Do đó, hoàn toàn có thể uỷ quyền cho nhiều người trong cùng một văn bản uỷ quyền để cùng thực hiện một công việc trong phạm vi uỷ quyền.
7.2. Uỷ quyền hết hiệu lực khi nào?
Việc uỷ quyền sẽ chấm dứt/hết hiệu lực theo thoả thuận của các bên hoặc khi pháp luật quy định. Thông thường, các bên sẽ thoả thuận uỷ quyền hết hiệu lực khi công việc theo phạm vi uỷ quyền đã thực hiện xong.
Nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì việc uỷ quyền sẽ chấm dứt trong vòng 01 năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
7.3. Giấy uỷ quyền viết tay được không?
Hiện không có quy định bắt buộc giấy uỷ quyền phải đánh máy. Do đó, các bên hoàn toàn có thể viết tay giấy uỷ quyền.
Đồng thời, theo quy định của Luật Công chứng, uỷ quyền không phải là trường hợp bắt buộc phải công chứng. Do đó, người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền hoàn toàn có quyền chọn công chứng hoặc không công chứng việc uỷ quyền.
7.4. Uỷ quyền lại có được không?
Vấn đề uỷ quyền lại được quy định chi tiết tại Điều 564 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, các bên vẫn có thể uỷ quyền lại cho người khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được bên uỷ quyền đồng ý.
- Vì sự kiện bất khả kháng và vì lợi ích của người uỷ quyền mà không thể không thực hiện việc uỷ quyền lại. Nếu không uỷ quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự sẽ không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, khi uỷ quyền lại thì việc uỷ quyền không vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu và hình thức hợp đồng uỷ quyền cũng phải phù hợp với hình thức uỷ quyền ban đầu.
8. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cách làm giấy ủy quyền từ nước ngoài về Việt Nam?
Vợ chồng ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn được không?