Luật Lý lịch tư pháp 2009 số 28/2009/QH12
Số hiệu: | 28/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 07/08/2009 | Số công báo: | Từ số 371 đến số 372 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Theo quy định của Luật này, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Cá nhân có thể lập văn bản uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Từ ngày 01/7/2021, Luật này hết hiệu lực một phần bởi Luật Cư trú 2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2009/QH12 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2009 |
CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật lý lịch tư pháp.
Luật này quy định về trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp; lập Lý lịch tư pháp; tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; cấp Phiếu lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
3. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
5. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.
1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
2. Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân.
3. Thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp.
1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp.
2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật.
3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Tẩy xoá, sửa chữa, giả mạo Phiếu lý lịch tư pháp.
5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.
6. Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
2. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;
c) Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
d) Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
g) Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
h) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;
k) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.
4. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp;
b) Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
d) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương.
1. Cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp lệ phí.
2. Mức lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin về án tích, tình trạng thi hành án; về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp.
Chính phủ quy định cụ thể tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
1. Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.
2. Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.
3. Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp.
4. Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp.
5. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp.
6. Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.
7. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.
1. Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Toà án, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp.
3. Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.
4. Cung cấp Lý lịch tư pháp và thông tin bổ sung cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác.
5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương.
Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia phải được bảo vệ chặt chẽ, an toàn, lưu trữ lâu dài.
Chỉ người có thẩm quyền mới được tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ và lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau đây:
1. Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;
2. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
3. Quyết định thi hành án hình sự;
4. Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
5. Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
6. Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
7. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
8. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
9. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;
10. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;
11. Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;
12. Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
13. Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;
14. Quyết định xóa án tích;
15. Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;
16. Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
17. Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
18. Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
1. Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở các văn bản sau đây:
a) Trích lục bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, trích lục bản án hình sự phúc thẩm;
b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
c) Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
d) Quyết định thi hành án hình sự;
đ) Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
e) Quyết định xóa án tích;
g) Giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích.
2. Toà án đã ra quyết định có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở các quyết định sau đây:
a) Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
b) Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
c) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
d) Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
đ) Quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 17 Điều 15 của Luật này.
3. Thời hạn gửi trích lục bản án, quyết định, giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 10 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định hoặc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.
4. Nội dung trích lục bản án quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người bị kết án;
b) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí.
5. Đối với các quyết định, giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì gửi bản chính hoặc bản sao quyết định, giấy chứng nhận.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia bản sao trích lục bản án, trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được trích lục bản án, trích lục án tích.
1. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gửi thông báo về việc thi hành hình phạt trục xuất cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thi hành hình phạt.
3. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gửi thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thi hành quyết định.
4. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gửi thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
1. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.
2. Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy xác nhận, văn bản thông báo quy định tại khoản 11 Điều 15 của Luật này cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cấp giấy xác nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy xác nhận, văn bản thông báo quy định tại khoản 11 Điều 15 của Luật này cho Sở Tư pháp nơi cơ quan đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cấp giấy xác nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận cho Sở Tư pháp nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.
1. Tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an và cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp. Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
2. Gửi bản sao quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo do cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và Điều 19 của Luật này cho Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì gửi cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo.
1. Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin lý lịch tư pháp về án tích do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị kết án thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin; trường hợp không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án thì Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính.
2. Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung, đính chính.
3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin đã được bổ sung, đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin bổ sung, đính chính.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc mạng Internet, mạng máy tính.
1. Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án;
b) Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;
c) Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
3. Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích quy định tại Điều 15 của Luật này.
4. Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó;
b) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
5. Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó.
Trường hợp Lý lịch tư pháp của một người đã được lập, sau đó có quyết định của Toà án về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Sở Tư pháp cập nhật các thông tin này vào Lý lịch tư pháp của người đó.
1. Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp.
2. Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp cập nhật thông tin lý lịch tư pháp như sau:
a) Trường hợp Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị huỷ thì Lý lịch tư pháp được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
b) Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị huỷ trong Lý lịch tư pháp được xóa bỏ.
Trường hợp Lý lịch tư pháp của một người đã được lập mà sau đó bị kết án bằng bản án khác thì Sở Tư pháp bổ sung những thông tin của bản án tiếp theo vào Lý lịch tư pháp của người đó.
1. Khi nhận được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung; quyết định đình chỉ thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ, Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung của giấy chứng nhận, quyết định, văn bản thông báo.
2. Khi nhận được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung của giấy chứng nhận; trường hợp được đặc xá thì ghi “đã chấp hành xong hình phạt tù theo quyết định đặc xá”; trường hợp được đại xá thì ghi “được miễn trách nhiệm hình sự theo quyết định đại xá”.
Trường hợp người bị kết án đã thi hành hình phạt trục xuất thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi “đã bị trục xuất” vào Lý lịch tư pháp của người đó.
1. Trường hợp công dân Việt Nam đã có Lý lịch tư pháp mà sau đó được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung của quyết định dẫn độ hoặc quyết định tiếp nhận chuyển giao.
2. Trường hợp công dân Việt Nam đã có Lý lịch tư pháp mà sau đó có trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người đó do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật thông tin theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
3. Trường hợp nhận được thông báo về quyết định miễn, giảm hình phạt, đặc xá, đại xá của nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị Toà án nước đó kết án đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại Điều 27 và khoản 2 Điều 30 của Luật này.
1. Trường hợp người bị kết án đương nhiên được xoá án tích thì Sở Tư pháp thực hiện việc cập nhật thông tin như sau:
a) Khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó;
b) Khi xác định người bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó.
2. Trường hợp người bị kết án được Toà án quyết định xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự thì Sở Tư pháp ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó.
Trường hợp Lý lịch tư pháp được cập nhật thông tin theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, khoản 1 Điều 30 và Điều 33 của Luật này thì Sở Tư pháp phải gửi thông tin đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc cập nhật thông tin. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ngay sau khi nhận được thông tin bổ sung.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung.
1. Toà án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã gửi trích lục quyết định tuyên bố phá sản, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Nội dung trích lục quyết định tuyên bố phá sản bao gồm:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấp.
Trường hợp người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin; trường hợp không xác định được nơi thường trú của người đó thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú.
Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chưa có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp nơi người đó thường trú hoặc tạm trú lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Toà án với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quyết định của Tòa án và gửi thông tin đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Việc cập nhật thông tin bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
Thông tin về việc cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xóa bỏ trong Lý lịch tư pháp của cá nhân đó khi hết thời hạn theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
Thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc mạng Internet, mạng máy tính.
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
2. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
4. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;
3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp có trách nhiệm bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác hoặc trái pháp luật.
1. Người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ cho rằng việc từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp là trái pháp luật hoặc việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá thời hạn quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
b) Có căn cứ cho rằng Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này là 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo việc từ chối hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc kể từ ngày nhận được Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hiệu khiếu nại là 60 ngày.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
1. Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
2. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
4. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo.
1. Đối với thông tin lý lịch tư pháp về án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có trước ngày Luật này có hiệu lực thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ cung cấp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp để phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tổ chức thực hiện việc trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có trước ngày Luật này có hiệu lực để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
3. Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness |
No. 28/2009/QH12 |
Hanoi, June 17, 2009 |
(No. 28/2009/QH12)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Judicial Records.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the order of and procedures for provision, receipt and updating of judicial record information; compilation of judicial records; organization and management of judicial record databases; issuance of judicial record cards; and state management of judicial records.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1.Judicial record means a record of previous criminal conviction(s) of a person convicted under a criminal court judgment or ruling which has taken legal effect, the state of his/her execution of the judgment and a ban on this person's holding of certain posts, or establishment or management of enterprises or cooperatives in case enterprises or cooperatives have been declared bankrupt by court.
2. Judicial record information on previous criminal conviction means information on an individual who has been convicted; his/her crime and applicable articles and clauses of law, principal and additional penalties, civil obligation in the criminal judgment, and court fee; date of judgment pronouncement, the court that has pronounced the judgment and serial number of the pronounced judgment; the state of judgment execution.
3. Judicial record information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives means information on an individual who is banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives: posts subject to the ban, the duration in which he/she is banned from establishing or managing enterprises or cooperatives under the court ruling on bankruptcy declaration.
4. Judicial record card means a card issued by an agency managing the judicial record database and valid to prove whether or not an individual has a previous criminal conviction, is banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives in case enterprises or cooperatives have been declared bankrupt by court.
5. Agencies managing the judicial record database include the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments.
Article 3. Purposes of management of judicial records
1. Satisfying the requirement of proving whether or not an individual has a previous criminal conviction or is banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives in case enterprises or cooperatives have been declared bankrupt by court.
2. Recording the remission of previous criminal convictions, and facilitating the community reintegration by convicted persons.
3. Supporting criminal proceedings and the making of judicial statistics on crimes.
4. Supporting the personnel management, business registration, establishment and management of enterprises and cooperatives.
Article 4. Principles of management of judicial records
1. Judicial records shall be only made based on criminal court judgments or rulings which have taken legal effect; legally effective court rulings to declare enterprises or cooperatives bankrupt.
2. Assurance of personal privacy.
3. Judicial record information shall be adequately and accurately provided, received, updated and processed in strict compliance with the order and procedures provided in this Law. The judicial record card-issuing agency shall take responsibility for the accuracy of information in judicial record cards.
Article 5. Subjects of judicial record management
1. Vietnamese citizens who have been convicted under legally effective criminal judgments of Vietnamese courts or foreign courts, with excerpts of these judgments or their previous criminal convictions provided by competent foreign authorities under treaties on mutual legal assistance in criminal affairs or on the reciprocity principal.
2. Foreigners who have been convicted under legally effective criminal judgments of Vietnamese courts.
3. Vietnamese citizens and foreigners who are banned by Vietnamese courts from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives under legally effective rulings on bankruptcy declaration.
Article 6. Responsibility to provide judicial record information
Courts, procuracies, civil judgment enforcement agencies, competent agencies of the Ministry of Public Security, judgment enforcement agencies of the Ministry of National Defense and concerned agencies and organizations shall provide the judicial record database-managing agencies with sufficient and accurate judicial record information in strict accordance with the prescribed order and procedures under this Law and other relevant laws.
Article 7. Right to request the issuance of judicial record cards
1. Vietnamese citizens and foreigners who resided or are currently residing in Vietnam may request the issuance of judicial record cards.
2. Procedure-conducting agencies may request the issuance of judicial record cards to serve the investigation, prosecution and adjudication work.
3. State agencies, political organizations and socio-political organizations may request the issuance of judicial record cards to serve the personnel management, business registration, establishment and management of enterprises or cooperatives.
1. Illegally exploiting or using, falsifying or destroying judicial record data.
2. Providing untruthful judicial record information.
3. Forging papers to request the issuance of judicial record cards.
4. Erasing, modifying or forging judicial record cards.
5. Issuing judicial record cards with untruthful contents, ultra vires, or to improper persons.
6. Using other persons' judicial record cards illegally or for the purpose of infringing upon privacy of individuals.
Article 9. Tasks and powers of agencies in the state management of judicial records
1. The Government performs the unified state management of judicial records.
2. The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall coordinate with the Government in performing the state management of judicial records.
3. The Ministry of Justice is answerable to the Government for performing the state management of judicial records, having the following tasks and powers:
a/ To submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its powers legal documents on judicial records;
b/ To direct and organize the implementation of legal documents on judicial records; to organize the dissemination of and education about the law on judicial records; to professionally train and retrain civil servants engaged in judicial record work;
c/ To manage the judicial record database at the National Center for Judicial Records;
d/ To assure physical foundations and working facilities for the National Center for Judicial Records:
e/ To provide professional direction and guidance on judicial records:
f/ To examine, inspect, handle violations, and settle according to its competence complaints and denunciations about the observance of the law on judicial records:
g/ To issue and uniformly manage forms, papers, books and records on judicial records;
h/ To apply information technology to the development of the judicial record database and the management of judicial records;
i/To conduct international cooperation in the domain of judicial records;
j/ To annually report to the Government on the management of judicial records.
4. The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Foreign Affairs and other ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of judicial records.
5. People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level Peoples Committees) shall perform the state management of judicial records in their localities, having the following tasks and powers:
a/ To direct and organize the implementation of legal documents on judicial records; to organize the dissemination of and education about the law on judicial records;
b/ To assure state payroll, physical foundations and working facilities for the management of judicial records in their localities:
c/ To examine, inspect, handle violations, and settle according to their competence complaints and denunciations about the observance of the law on judicial records;
d/ To apply information technology to the development of judicial record databases and the management of judicial records under the Ministry of Justice's guidance;
e/ To annually report to the Ministry of Justice on the management of judicial records in their localities.
Article 10. Fee for issuance of judicial record cards
1. Individuals who request the issuance of judicial record cards shall pay a fee.
2. The rates, management and use of the fee for issuance of judicial record cards comply with law.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF THE JUDICIAL RECORD DATABASE
Article 11. Judicial record database
1. A judicial record database means a collection of judicial record information on previous criminal convictions and ban from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives, which is updated and processed under this Law.
2. Judicial record databases shall be developed and managed at the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments.
The Government shall specify the organization of the National Center for Judicial Records.
Article 12. Tasks of the National Center for Judicial Records in managing judicial record databases
1. To develop, manage, exploit and protect judicial record databases nationwide.
2. To guide the development, management, exploitation and protection of judicial record databases at provincial-level Justice Departments.
3. To receive, update and process judicial record information provided by the Supreme People's Procuracy, competent agencies of the Ministry of Public Security, judgment enforcement agencies of the Ministry of National Defense and provincial-level Justice Departments.
4. To receive judicial records provided by provincial-level Justice Departments.
5. To provide judicial record information to provincial-level Justice Departments.
6. To compile judicial records and issue judicial record cards according to its competence.
7. To provide judicial record information on foreigners convicted by Vietnamese courts at the request of the Supreme People's Procuracy.
8. To observe the statistical and reporting regime in managing judicial record databases nationwide.
Article 13. Tasks of provincial-level Justice Departments in managing judicial record databases
1. To develop, manage, exploit and protect judicial record databases within their provinces or centrally run cities.
2. To receive, update and process judicial record information provided by courts, concerned agencies and organizations and the National Center for Judicial Records.
3. To compile judicial records and issue judicial record cards according to their competence.
4. To provide judicial records and additional information to the National Center for Judicial Records; to provide judicial record information to other provincial-level Justice Departments.
5. To observe the statistical and reporting regime in managing judicial record databases in their localities.
Article 14. Protection and archive of judicial record databases
Judicial record databases constitute a national asset which must be strictly and safely protected and archived for a long term.
Only competent persons may access and exploit judicial record databases.
The Government shall specify the protection and archive of judicial record databases.
PROVISION, RECEIPT, UPDATING AND PROCESSING OF JUDICIAL RECORD INFORMATION, AND COMPILATION OF JUDICIAL RECORDS
Section I. PROVISION AND RECEIPT OF JUDICIAL RECORD INFORMATION ON PREVIOUS CRIMINAL CONVICTIONS
Article 15. Sources of judicial record information on previous criminal convictions
Judicial record information comes from the following sources:
1. First-instance criminal judgments which have taken legal effect and appellate criminal judgments:
2. Cassation or re-opening rulings on criminal cases;
3. Rulings on criminal judgment enforcement;
4. Rulings on exemption from serving penalties;
5. Rulings on reduction of the duration of serving penalties;
6. Rulings on postponement of execution of imprisonment penalty;
7. Rulings on suspension of execution of imprisonment penalty:
8. Rulings on exemption from or reduction of the obligation to pay state budget remittances in executing a judgment;
9. Certificates of completed execution of imprisonment penalty; written notices of results of enforcement of the expulsion penalty;
10. Certificates of completed execution of non-custodial reform or suspended imprisonment penalty and additional penalties;
11. Rulings on imposition of fines, confiscation of assets, collection of court fees and other civil obligations of convicts; decisions on termination of judgment enforcement; certificates of judgment enforcement results; written notices of judgment enforcement completion in case convicts have fulfilled their obligations;
12. Rulings on commutation of the death penalty;
13. Certificates of special reprieve or amnesty;
14. Rulings on remission of previous criminal conviction;
15. Certificates of automatic remission of previous criminal conviction;
16. Excerpts of judgments or previous criminal convictions of Vietnamese citizens, provided supplied by competent foreign authorities to the Supreme People's Procuracy under treaties on mutual legal assistance in criminal affairs or on the reciprocity principle;
17. Rulings of Vietnamese courts on extradition of criminals for judgment enforcement in Vietnam; rulings of Vietnamese courts on receipt of transferred persons who are serving an imprisonment penalty; notification of decisions on special reprieve or amnesty, penalty exemption or commutation by transferring countries for persons who are serving an imprisonment penalty;
18. Notices of implementation of rulings on extradition of convicts or decisions on transfer of persons who are serving an imprisonment penalty in Vietnam at the request of competent foreign authorities.
Article 16. Tasks of courts in providing judicial record information on previous criminal convictions
1. A court having conducted first-instance trial of a case shall send to the provincial-level Justice Department in the locality where it is headquartered the following documents:
a/ Excerpt of the legally effective first-instance criminal judgment or appellate criminal judgment;
b/ Cassation or reopening criminal ruling;
c/ Ruling on commutation of the death penalty;
d/ Ruling on criminal judgment enforcement; e/ Ruling on postponement of imprisonment penalty;
f/ Ruling on remission of previous criminal conviction;
g/ Certificate of automatic remission of previous criminal conviction.
2. A court having issued rulings or decisions shall send to provincial-level Justice Department of the locality where it is headquartered the following rulings:
a/ Ruling on exemption from penalty execution;
b/ Ruling on reduction of the duration of penalty execution;
c/ Ruling on suspension of imprisonment penalty;
d/ Ruling on exemption from or reduction of the obligation to pay state budget remittances in executing a judgment;
e/ Ruling on receipt of a transferred person who is serving an imprisonment penalty specified in Clause 17, Article 15 of this Law.
3. Time limit for sending an excerpt of a judgment or ruling or a copy of a certificate specified in Clauses 1 and 2 of this Article is 10 days after that judgment or ruling takes legal effect or is received or that certificate is issued.
4. An excerpt of a judgment specified at Point a. Clause 1 of this Article contain the following details:
a/ Full name, sex, date and place of birth, nationality, place of permanent or temporary residence of the convict, and full names of his/ her parents and spouse;
b/ Date of pronouncement and serial number of the judgment; the court that has pronounced the judgment; the committed crime and applicable articles and clauses of law: principal and additional penalties; civil obligation indicated in the criminal judgment; and the court fee.
5. Originals or copies of rulings and certificates specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be sent.
Article 17. Task of the Supreme People's Procuracy in providing judicial record information on previous criminal convictions
The Supreme People's Procuracy shall send to the National Center for Judicial Records copies of excerpts of judgments and excerpts of previous criminal convictions of Vietnamese citizens supplied by competent foreign authorities within 10 days after the receipt of these excerpts.
Article 18. Tasks of public security offices in providing judicial record information on previous criminal convictions
1. Superintendents of detention camps or custody facilities shall send certificates of completed execution of imprisonment penalty or certificates of special reprieve or amnesty to the National Center for Judicial Records within 10 days after these certificates are issued.
2. The immigration management agency of the Ministry of Public Security shall send notices of enforcement of the expulsion penalty to the National Center for Judicial Records within 10 days after the date of enforcement of the penalty.
3. Competent agencies of the Ministry of Public Security shall send notices of enforcement of rulings on extradition of convicts and rulings on transfer of persons who are serving an imprisonment penalty in Vietnam to the National Center for Judicial Records within 10 days after the date of enforcement of the rulings.
4. Competent agencies of the Ministry of Public Security shall send notices of decisions on special reprieve or amnesty and rulings on exemption from or commutation of penalties of transferring countries persons who are serving an imprisonment penalty to the National Center for Judicial Records within 10 days after the receipt of these notices.
Article 19. Tasks of judgment enforcement agencies of the Ministry of National Defense in providing judicial record information on previous criminal convictions
1. Superintendents of detention camps or custody facilities shall send certificates of completed execution of imprisonment penalty or certificates of special reprieve or amnesty to the National Center for Judicial Records within 10 days after these certificates are issued.
2. Judgment enforcement agencies of military zones or equivalent level shall send rulings, certificates and written notices specified in Clause 11. Article 15 of this Law to the National Center for Judicial Records within 10 days after these rulings are made, certificates are issued or convicts fulfill their judgment execution obligation.
Article 20. Tasks of civil judgment enforcement agencies in providing judicial record information on previous criminal convictions
Civil judgment enforcement agencies shall send rulings, certificates and written notices specified in Clause 11. Article 15 of this Law to provincial-level Justice Departments in localities where they are headquatered within 10 days after these rulings are made, certificates are issued or convicts fulfill their judgment execution obligation.
Article 21. Tasks of other agencies and organizations in providing judicial record information on previous criminal convictions
Agencies and organizations competent to issue certificates of completed execution of non-custodian reform or suspended imprisonment penalty and additional penalties shall send these certificates to provincial-level Justice Departments in localities where they are headquartered within 10 days after issuing these certificates.
Article 22. Tasks of the National Center for Judicial Records in receiving and providing judicial record information on previous criminal convictions
1. To fully and promptly receive judicial record information on previous criminal convictions provided by the Supreme People's Procuracy, competent agencies of the Ministry of Public Security and judgment enforcement agencies of the Ministry of National Defense. The receipt of judicial record information on previous criminal convictions must be recorded in receipt books made according to a form set by the Ministry of Justice.
2. To send copies of rulings, decisions, certificates, certifications and written notices supplied by competent agencies under Clause 1, Article 18, and Article 19 of this Law to provincial-level Justice Departments in localities where convicts permanently reside. In case it is impossible to identify convicts' places of permanent residence, to send these copies to provincial-level Justice Departments in localities where convicts temporarily reside within 10 days after the receipt of rulings, decisions, certificates, certifications and written notices.
Article 23. Tasks of provincial-level Justice
Departments in receiving and supplying judicial record information on previous criminal convictions
1. Provincial-level Justice Departments shall fully and promptly receive judicial record information on previous criminal convictions provided by concerned agencies and organizations under this Law.
In case a convict permanently resides in another province or centrally run city, the provincial-level Justice Department shall send judicial record information on his/her previous criminal convictions to the provincial-level Justice Department in the locality where he/she permanently resides within 10 days after the receipt of information. In case it is impossible to identify the place of permanent residence of the convict, judicial record information on his/her previous criminal convictions shall be sent to the provincial-level Justice Department in the locality where he/she temporarily resides. In case it is impossible to identify both places of permanent and temporary residence of the convict, the provincial-level Justice Department shall send judicial record information on his/her previous criminal convictions to the National Center for Judicial Records.
2. The receipt of judicial record information on previous criminal convictions by provincial-level Justice Departments must be recorded in receipt books made according to a form set by the Minister of Justice.
Article 24. Supplementation or correction of judicial record information
1. In case judicial record information is incomplete or wrong, a judicial record database-managing agency shall request the agency or organization that has provided the information to supplement or correct it.
2. Courts, procuracies, civil judgment enforcement agencies, competent agencies of the Ministry of Public Security, judgment enforcement agencies of the Ministry of National Defense and concerned agencies and organizations shall provide information to judicial record database-managing agencies within 10 days after receiving supplementation or correction requests.
3. Judicial record database-managing agencies shall provide supplemented or corrected information under Clause 2, Article 22 and Clause 1, Article 23 of this Law within 10 days after receiving it.
Article 25. Forms of providing judicial record information on previous criminal convictions
Judicial record information on previous criminal convictions shall be sent directly, or via mail, the Internet or computer network.
Section 2. COMPILATION OF JUDICIAL RECORDS, UPDATING AND PROCESSING OF JUDICIAL RECORD INFORMATION ON PREVIOUS CRIMINAL CONVICTIONS
Article 26. Compilation of judicial records
1. Provincial-level Justice Departments in localities where convicts permanently reside shall compile judicial records of these persons. In case it is impossible to identify their places of permanent residence, provincial-level Justice Departments in localities where these persons temporarily reside shall compile their judicial records.
A judicial record shall be made in two copies, one to be managed by the provincial-level Justice Department and the other transferred to the National Center for Judicial Records.
2. The National Center for Judicial Records shall compile and archive judicial records in the following cases:
a/ It is impossible to identify places of permanent or temporary residence of convicts;
b/ Convicts have been extradited for judgment enforcement or transferred for execution of an imprisonment penalty in Vietnam;
c/ It has received copies of excerpts of judgments or excerpts of previous criminal convictions of Vietnamese citizens from the Supreme People's Procuracy under Article 17 of this Law.
3. Judicial records shall be compiled on the basis of sources of judicial record information on previous criminal convictions specified in Article 15 of this Law.
4. A judicial record shall be compiled for each convict with the following details:
a/ Full name, sex, date and place of birth, nationality, place of residence, serial number of the identity card or passport of this convict, and full names of his/her parents and spouse;
b/ Date of judgment pronouncement, serial number of the judgment, the court which has pronounced the judgment, the crime and applicable article(s) and clause(s) of law, principal and additional penalties, civil obligation in the criminal judgment, court fee, and state of judgment enforcement.
5. In case a person has been convicted of more than one crime and his/her penalties have been summed up under the Penal Code, his/her judicial record must clearly indicate each crime he/she had committed, applicable article(s) and clause(s) of law and common penalty for these crimes.
Article 27. Updating of judicial record information on previous criminal convictions in case of exemption from penalty execution, reduction of the penalty execution duration, postponement of imprisonment penalty execution or suspension of imprisonment penalty execution
In case the judicial record of a person has been compiled but later a court issues a ruling on exemption from penalty execution, reduction of the penalty execution duration, postponement of imprisonment penalty execution or suspension of imprisonment penalty execution, the provincial-level Justice Department shall update this information in his/her judicial record.
Article 28. Updating of judicial record information on previous criminal convictions in case of cassation or reopening trial
1. A cassation or reopening ruling which accepts no protest and upholds the legally effective judgment or ruling shall be recorded by the provincial-level Justice Department in the judicial record.
2. For a cassation or reopening ruling which quashes the legally effective judgment or ruling, the provincial-level Justice Department shall update judicial record information as follows:
a/ In case the judicial record has been compiled only on the basis of the quashed judgment or ruling, it shall be deleted from the judicial record database;
b/ In case the judicial record has been compiled on the basis of more than one judgment or ruling, information on the quashed judgment or ruling in the judicial record shall be deleted.
Article 29. Updating of judicial record information in subsequent judgments
In case a person is convicted under another judgment after his/her judicial record has been compiled, the provincial-level Justice Department shall add information in the subsequent judgment in his/her judicial record.
Article 30. Updating of judicial record information in case of completed execution of judgments or special reprieve or amnesty
1. Upon receiving a certificate of completed execution of non-custodial reform or suspended imprisonment penalty and additional penalties; a ruling on termination of judgment enforcement; a written notice of judgment enforcement completion in case a convict has fulfilled his/her obligation, the provincial-level Justice Department shall record contents of that certificate, ruling or written notice in his/her judicial record.
2. Upon receiving a certificate of completed execution of an imprisonment penalty by a convict, the National Center for Judicial Records shall record contents of this certificate in his/her judicial record. In case of special reprieve, the phrase “has completed the execution of the imprisonment penalty under the special reprieve decision” shall be written. In case of amnesty, the phrase "is exempted from the penal liability under the amnesty decision" shall be written.
Article 31. Updating of judicial record information in case of expulsion
In case a convict has executed the expulsion penalty, the National Center for Judicial Records shall write the phrase "has been expelled" in his/her judicial record.
Article 32. Updating of judicial record information in case Vietnamese citizens are convicted by foreign courts
1. In case a Vietnamese citizen who has a judicial record is extradited for judgment enforcement or transferred for execution of an imprisonment penalty in Vietnam, the National Center for Judicial Records shall record contents of the decision on extradition or receipt of transferred person in his/her judicial record.
2. In case a Vietnamese citizen who has a judicial record and an excerpt of his/her judgment or previous criminal conviction is supplied by a competent foreign authority, the National Center for Judicial Records shall update such information under Article 29 of this Law.
3. In case the National Center for Judicial Records is notified of a foreign court ruling on penalty exemption or commutation, or a foreign decision on special reprieve or amnesty for a Vietnamese citizen convicted by that foreign court and currently executing an imprisonment penalty in Vietnam, it shall record that ruling or decision in this person's judicial record under Article 27 and Clause 2, Article 30 of this Law.
Article 33. Updating of judicial record information in case convicts have their previous criminal convictions remitted
1. In case a convict has his/her previous criminal conviction automatically remitted, information shall be updated as follows:
a/ Upon receiving a certificate of remission of previous criminal conviction from a court, it shall write the phrase "has his/her previous criminal conviction remitted" in the convict's judicial record;
b/ Upon verifying that the convict fully satisfies the conditions for automatic remission of previous criminal conviction under the Penal Code, it shall write the phrase "has his/her previous criminal conviction remitted" in his/her judicial record.
2. In case a convict has his/her previous criminal conviction remitted under a court ruling under the Penal Code and the Criminal Procedure Code, the provincial-level Justice Department shall write the phrase "has his/her previous criminal conviction remitted" in his/her judicial record.
Article 34. Updating of additional judicial record information
In case judicial records are updated with information under Articles 27, 28 and 29; Clause 1, Article 30; and Article 33 of this Law, provincial-level Justice Departments shall send this information to the National Center for Judicial Records within 5 working days after completion of the information updating. The National Center for Judicial Records shall update additional information in the judicial record database right after receiving it.
The Minister of Justice shall set a form of additional judicial record information cards.
Article 35. Processing of judicial record information when a crime is abolished
In case a person has been convicted of a crime which is abolished under the Penal Code, information on such crime shall be deleted from this person's judicial record.
Section 3. INFORMATION ON BAN ON HOLDING OF CERTAIN POSTS, ESTABLISHMENT OR MANAGEMENT OF ENTERPRISES OR COOPERATIVES UNDER RULINGS ON BANKRUPTCY DECLARATION
Article 36. Sources of judicial record information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives
Judicial record information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives shall be taken from legally effective court rulings on bankruptcy declaration under the Law on Bankruptcy.
Article 37. Provision and receipt of judicial record information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives
1. The court which has issued a ruling declaring indicating the ban on an enterprise or cooperative bankrupt shall, within 10 days after the ruling takes legal effects, send an excerpt of this ruling, indicating the ban on concerned individual(s) from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives, to the provincial-level Justice Department in the locality where it is headquartered.
2. An excerpt of a ruling on bankruptcy declaration contains the following details:
a/ Full name, sex. date and place of birth, nationality, place of permanent or temporary residence of the person banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives;
b/ Posts subject to the ban and the duration of the ban on establishment or management of enterprises or cooperatives.
3. Provincial-level Justice Departments shall receive judicial record information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives provided by courts.
In case a person banned from holding certain posts or establishing or managing enterprises or cooperatives permanently resides in another province or centrally run city, the provincial-level Justice Department shall send this person's judicial record information to the provincial-level Justice Department in the locality where he/she permanently resides within 10 days after receiving the information. In case it is impossible to identify his/her place of permanent residence, it shall send judicial record information to the provincial-level Justice Department in the locality where he/she temporarily resides.
The receipt of judicial record information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives shall be recorded in receipt books made according to a form set by the Minister of Justice.
Article 38. Compilation of judicial records and updating of information on ban on holding of certain posts, establishment or management of enterprises or cooperatives
1. In case a person banned from holding certain posts or establishing or managing enterprises or cooperatives has no judicial record, the provincial-level Justice Department in the locality where he/she permanently or temporarily resides shall compile a judicial record on the basis of a court ruling on bankruptcy declaration with details specified in Clause 2, Article 37 of this Law.
A judicial record shall be made in 2 copies, one to be managed by the provincial-level Justice Department and the other transferred to the National Center for Judicial Records.
2. In case a person banned by a court from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives under a ruling on bankruptcy declaration already has a judicial record, the provincial-level Justice Department shall record in his/her judicial record the court ruling and send such information to the National Center for Judicial Records. The updating of additional information complies with Article 34 of this Law.
Article 39. Processing of judicial record information upon expiration of the duration of the ban on establishment or management of enterprises or cooperatives
Information on the ban on a person from establishing or managing enterprises or cooperatives will be deleted from his/her judicial record upon expiration of the ban duration under the court ruling on bankruptcy declaration.
Article 40. Forms of provision of judicial record information on the ban on holding of certain posts or establishment or management of enterprises or cooperatives
Judicial record information on the ban on holding of certain posts or establishment or management of enterprises or cooperatives shall be send directly or via mail, the Internet or computer network.
ISSUANCE OF JUDICIAL RECORD CARDS
Section 1. JUDICIAL RECORD CARDS
Article 41. Judicial record cards
1. Judicial record cards include:
a/ Judicial record card No. 1, which shall be issued to individuals, agencies and organizations specified in Clauses 1 and 3. Article 7 of this Law;
b/ Judicial record card No. 2, which shall be issued to procedure-conducting agencies specified in Clause 2, Article 7 of this Law and at the request of individuals who want to know their judicial records.
2. The Minister of Justice shall set forms of judicial record cards.
Article 42. Contents of judicial record card No. 1
1. Full name, sex, date and place of birth, nationality, place of residence, serial number of the identity card or passport of the person to whom the judicial record card is issued.
2. Previous criminal conviction:
a/ For an unconvicted person, the words "no previous criminal conviction" shall be written. For a convict who has insufficient conditions for remission of his/her previous criminal convictions, the words "with a previous criminal conviction." the committed crime, principal and additional penalties shall be written;
b/ For a person whose previous criminal conviction has been remitted and for whom information on remission of previous criminal conviction has been updated in his/her judicial records, the words "no previous criminal conviction" shall be written;
c/ For a person eligible for amnesty and for whom information on amnesty has been updated in his/her judicial record, the words "no previous criminal conviction" shall be written.
3. Information on the ban on holding of certain posts or establishment or management of enterprises or cooperatives:
a/ For a person not banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives under a ruling on bankruptcy declaration, the words "not banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives" shall be written;
b/ For a person banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives under a ruling on bankruptcy declaration, posts subject to the ban and the duration of the ban on establishment or management of enterprises or cooperatives" shall be written.
In case individuals, agencies or organizations make no request, details specified in this Clause will not be written in judicial record cards.
Article 43. Contents of judicial record card No. 2
1. Full name, sex, date and place of birth, nationality, place of residence, serial number of the identity card or passport of the person to whom the judicial record card is issued, and full names of his/her parents and spouse.
2. Previous criminal conviction:
a/ For an unconvicted person, the words "no previous criminal conviction" shall be written.
b/ For a convict, his/her remitted previous criminal conviction, time of remission, previous criminal conviction not yet remitted, date of judgment pronouncement, serial number of the judgment, the court which has pronounced the judgment, crime, applicable article(s) and clause(s) of law, principal and additional penalties, civil obligation in the criminal judgment, court fee, and state of judgment enforcement.
In case a person is convicted under different judgments, information on his/her previous criminal convictions shall be written in the temporal order.
3. Information on the ban on holding of certain posts or establishment or management of enterprises or cooperatives:
a/ For a person not banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives under a ruling on bankruptcy declaration, the words "not banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives" shall be written;
b/ For a person banned from holding certain posts, establishing or managing enterprises or cooperatives under a ruling on bankruptcy declaration, posts subject to the ban and the duration of the ban on establishment or management of enterprises or cooperatives shall be written.
Section 2. ISSUANCE OF JUDICIAL RECORD CARDS
Article 44. Competence to issue judicial record cards
1. The National Center for Judicial Records shall issue judicial record cards to the following persons:
a/ Vietnamese citizens whose places of permanent or temporary residence are unidentifiable;
b/ Foreigners who resided in Vietnam.
2. Provincial-level Justice Departments shall issue judicial record cards to the following persons:
a/ Vietnamese citizens permanently or temporarily residing in Vietnam;
b/ Vietnamese citizens currently residing overseas;
c/ Foreigners currently residing in Vietnam.
3. The Director of the National Center for Judicial Records, directors of provincial-level Justice Departments or their authorized persons shall sign judicial record cards and take responsibility for their contents.
When necessary, the National Center for Judicial Records and provincial-level Justice Departments shall verify the conditions on automatic remission of previous criminal convictions upon issuance of judicial record cards.
4. The issuance of judicial record cards must be recorded in judicial record card issuance books made according to a form set by the Minister of Justice.
Article 45. Procedures for requesting the issuance of judicial record card No. 1
1. A requester for a judicial record card shall submit a declaration requesting the issuance thereof enclosed with the following papers:
a/ A copy of the identity card or passport of the person requested to be issued a judicial record card;
b/ A copy of the household registration book or certificate of permanent or temporary residence of the person requested to be issued a judicial record card.
2. Individuals shall submit declarations requesting the issuance of judicial record cards and enclosed papers to the following agencies:
a/ Vietnamese citizens shall submit their declarations to provincial-level Justice Departments in localities where they permanently reside. In case they have no place of permanent residence, they shall submit such a declaration to the provincial-level Justice Department in the locality where the requester temporarily resides. A requester residing overseas shall submit such a declaration to the provincial-level Justice Department in the locality where he/she resided before his/her departure;
b/ Foreigners residing in Vietnam shall submit their declarations to provincial-level Justice Departments in localities where they reside. In case they have left Vietnam, their declarations shall be submitted to the National Center for Judicial Records.
3. Individuals may authorize other persons to carry out procedures for requesting the issuance of judicial record cards. The authorization must be established in writing under law. In case a requester for a judicial record card is a parent, spouse or child of the person requested to be issued a judicial record card, no written authorization is required.
4. When requesting the issuance of judicial record cards, agencies and organizations specified in Clause 3, Article 7 of this Article shall send written requests to provincial-level Justice Departments in localities where persons requested to be issued judicial record cards permanently or temporarily reside. In case it is impossible to identify places of permanent or temporary residence of persons requested to be issued judicial record cards, written requests shall be sent to the National Center for Judicial Records. A written request must clearly indicate the address of the requesting agency or organization, the purpose of use of the judicial record card and information on the person requested to be issued a judicial record card under Clause 1, Article 42 of this Law.
5. The Minister of Justice shall set the form of declaration requesting the issuance of judicial record cards.
Article 46. Procedures for requesting the issuance of judicial record cards No. 2
1. Procedure-conducting agencies specified in Clause 2, Article 7 of this Law which request the issuance of judicial record cards shall send their written requests to provincial-level Justice Departments in localities where persons requested to be issued judicial record cards permanently or temporarily reside. In case it is impossible to identify places of permanent or temporary residence of persons requested to be issued judicial record cards or these persons are foreigners residing in Vietnam, written requests shall be sent to the National Center for Judicial Records. Written requests must clearly indicate information on persons requested to be issued judicial record cards under Clause 1, Article 43 of this Law.
In case of emergency, competent persons of procedure-conducting agencies may request the issuance of judicial record cards by telephone, fax or otherwise and shall send written requests within 2 working days after requesting the issuance of judicial record cards.
2. Procedures for issuance of judicial record cards No. 2 to individuals comply with Clauses and 2, Article 45 of this Law. Individuals who request the issuance of a judicial record card No, may not authorize others to carry out procedures for such request.
Article 47. Search for information for issuance of judicial record card
1. In case a person requested to be issued a judicial record card has only one place of permanent residence in a province or centrally run city since he/she was full 14 years or older, his/her judicial record information shall be searched at the provincial-level Justice Department in the locality where he/she permanently resides.
2. In case a person requested to be issued a judicial record card has resided in more than one province or centrally run city since he/she was full 14 years or older, his/her judicial record information shall be searched at the provincial-level Justice Department which has received the written request and the National Center for Judicial Records.
3. In case a person requested to be issued a judicial record card is a Vietnamese citizen who once resided overseas or a foreigner, his/her judicial record information shall be searched at the provincial-level Justice Department which has received the written request and the National Center for Judicial Records.
4. In case it is impossible to identify the place of permanent or temporary residence of a person requested to be issued a judicial record card, his/her judicial record information shall be searched at the National Center for Judicial Records.
Article 48. Time limit for issuance of judicial record cards
1. The time limit for issuance of a judicial record card is 10 days after the receipt of a valid request. In case a person requested to be issued a judicial record card is a Vietnamese citizen who has resided in different localities or once resided overseas, or a foreigner specified in Clauses 2 and 3. Article 47 of this Law, and in case of necessity to verify the conditions on automatic remission of previous criminal convictions specified in Clause 3, Article 44 of this Law, the time limit is 15 days.
2. In case of emergency specified in Clause 1, Article 46 of this Law, the time limit is 24 hours after the receipt of a request.
Article 49. Refusal to issue judicial record cards
Judicial record database-managing agencies may refuse to issue judicial record cards in the following cases:
1. The issuance of judicial record cards falls beyond their competence;
2. Requesters of issuance of judicial record cards for other persons fail to satisfy the conditions specified in Article 7 and Clause 3. Article 45 of this Law;
3. Papers enclosed with declarations requesting judicial record cards are insufficient or forged.
In case of refusal to issue a judicial record card, a written notice thereof shall be made, clearly stating the reason.
Article 50. Supplementation, correction, withdrawal or revocation of judicial record cards
Judicial record card-issuing agencies may supplement, correct, withdraw or revoke judicial record cards in case these cards contain inaccurate or unlawful details.
HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT JUDICIAL RECORDS
Article 51. Handling of violations
1. Persons competent to manage judicial records who violate the provisions of this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
2. Persons who violate the provisions of this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
Article 52. Right to lodge complaints
1. Individuals, agencies and organizations requesting the issuance of judicial record cards may lodge complaints in the following cases:
a/ They have grounds to believe that the refusal to issue a judicial record card is unlawful or the issuance of a judicial record card beyond the prescribed time limit infringes upon their legitimate rights and interests:
b/ They have grounds to believe that the issued judicial record card has inaccurate details, infringing upon their legitimate rights and interests.
2. The statute of limitations for lodging a first-time complaint about an act specified in Clause 1 of this Article is 45 days from the date of receipt of a written notice of refusal or the date of expiration of the time limit for issuing judicial record cards or the date of receipt of a judicial record card. In case of objective obstacles, this statute of limitations is 60 days.
The statute of limitations for lodging a second-time complaint is 30 days after receiving a competent person's decision on complaint settlement.
Article 53. Competence to settle complaints
1. Directors of provincial-level Justice Departments are competent to settle complaints about their acts specified in Clause 1, Article 52 of this Law. Complainants who disagree with complaint settlement decisions of directors of provincial-level Justice Departments may further lodge complaints with chairpersons of provincial-level People's Committees or institute administrative lawsuits at courts.
2. The Director of the National Center for Judicial Records is competent to settle complaints about his/her acts specified in Clause 1, Article 52 of this Law. Complainants who disagree with complaint settlement decisions of the Director of the National Center for Judicial Records may further lodge complaints with the Minister of Justice or institute administrative lawsuits at courts.
3. In case complainants disagree with complaint settlement decisions of chairpersons of provincial-level People's Committees or the Minister of Justice, or if their complaints are not settled by these persons upon the expiration of the time limit for complaint settlement, they may institute administrative lawsuits at courts.
4. The director of a provincial-level Justice Department or the Director of the National Center for Judicial Records shall settle a complaint within 15 days after receiving it.
The chairperson of a provincial-level People's Committee or the Minister of Justice shall settle a complaint within 30 days after receiving it.
Citizens have the right to denounce to competent agencies, organizations or individuals illegal acts of competent persons in managing judicial records, causing damage or threatening to cause damage to the State's interests, legitimate rights and interests of citizens, agencies or organizations.
Denunciations shall be settled under the law on settlement of denunciations.
This Law takes effect on July 1, 2010, Article 56. Transitional provisions
1. Judicial record information on previous criminal convictions or ban on holding of certain posts or establishment or management of enterprises or cooperatives available before the effective date of this Law must be provided by courts, procuracies, civil judgment enforcement agencies and competent agencies of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense to the National Center for Judicial Records or provincial-level Justice Departments to serve the issuance of judicial record cards.
2. The Ministry of Justice shall coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in organizing the sharing and provision of judicial record information on previous criminal convictions or ban on holding of certain posts or establishment or management of enterprises or cooperatives available before the effective date of this Law for the development of judicial record databases.
3. The Government shall coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in guiding procedures for searching, sharing or providing judicial record information specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 57. Implementation detailing and guidance
The Government, the Supreme Peoples Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, detail and guide the implementation of this Law's articles and clauses assigned to them, and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 17, 2009, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5'1' session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực