Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
Số hiệu: | 23/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2015 |
Ngày công báo: | 16/03/2015 | Số công báo: | Từ số 357 đến số 358 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, Quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn cử như:
- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản.
- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 và thay thế Nghị định 79/2007/NĐ-CP , 04/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
8. “Văn bản chứng thực” là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này.
9. “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
1. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này.
1. Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.
3. Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
4. Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định tại các Điều 22, 25 và Điều 32 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.
6. Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
7. Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.
1. Lời chứng là nội dung bắt buộc của Văn bản chứng thực.
2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
a) Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính;
b) Lời chứng chứng thực chữ ký bao gồm: Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản; Lời chứng chứng thực điểm chỉ; Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được;
c) Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch;
d) Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch bao gồm: Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch; Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản; Lời chứng chứng thực di chúc; Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
1. Sổ chứng thực dùng để theo dõi, quản lý các việc đã chứng thực tại cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực. Sổ chứng thực được viết liên tiếp theo thứ tự từng trang không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ và thực hiện theo từng năm. Khi hết năm phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc chứng thực đã thực hiện trong năm; người ký chứng thực xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
2. Số chứng thực là số thứ tự ghi trong sổ chứng thực, kèm theo quyển số, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu loại việc chứng thực. Số thứ tự trong sổ chứng thực phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước, không được ghi từ số 01. Đối với sổ được sử dụng tiếp cho năm sau thì trường hợp chứng thực đầu tiên của năm sau sẽ ghi bắt đầu từ số 01, không được lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của năm trước.
Số ghi trong văn bản chứng thực là số tương ứng với số chứng thực đã ghi trong sổ chứng thực.
3. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc chứng thực thì phải bảo đảm đầy đủ nội dung theo mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này. Định kỳ hàng tháng, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải in và đóng thành sổ, đóng dấu giáp lai; đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm thì ghép chung thành 01 (một) sổ chứng thực theo từng loại việc chứng thực đã thực hiện trong 01 (một) năm. Việc lập sổ, ghi số chứng thực và khóa sổ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính (SCT/BS);
b) Sổ chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ (SCT/CK,ĐC);
c) Sổ chứng thực chữ ký người dịch (SCT/CKND);
đ) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (SCT/HĐ,GD).
1. Sổ chứng thực là tài liệu lưu trữ của Nhà nước, được bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn tại trụ sở cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực.
2. Đối với việc chứng thực chữ ký và chứng thực chữ ký người dịch, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải lưu một bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực; thời hạn lưu trữ là 02 (hai) năm. Trong trường hợp chứng thực chữ ký của người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ.
3. Đối với việc chứng thực hợp đồng, giao dịch, cơ quan thực hiện chứng thực phải lưu một bản chính hợp đồng, giao dịch kèm theo hồ sơ; thời hạn lưu trữ là 20 (hai mươi) năm.
4. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không được thu lệ phí, chi phí khác đối với văn bản chứng thực lưu trữ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ chứng thực và văn bản chứng thực.
5. Việc tiêu hủy văn bản chứng thực khi hết thời hạn lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực in, chụp, đánh máy giấy tờ, văn bản thì phải nộp chi phí để thực hiện việc đó.
Ở trong nước, mức trần chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định trên cơ sở thực tế của địa phương; ở nước ngoài, mức chi phí do Trưởng Cơ quan đại diện quy định trên cơ sở thực tế của địa bàn.
1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
3. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.
1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc chứng thực chữ ký quy định tại các Điều 23, 24 và trường hợp không được chứng thực chữ ký tại Điều 25 của Nghị định này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.
Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định này.
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.
1. Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.
1. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp yêu cầu chứng thực chữ ký phải xuất trình bản dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.
Khi thực hiện chứng thực, người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trên bản dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; trường hợp nghi ngờ chữ ký trên bản dịch so với chữ ký mẫu thì yêu cầu người dịch ký trước mặt.
2. Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;
c) Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.
Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.
3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, tùy theo từng trường hợp, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
4. Trường hợp người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự đồng thời là người thực hiện chứng thực tại các Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự phải cam đoan về việc đã dịch chính xác nội dung giấy tờ, văn bản; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
1. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực.
2. Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực.
1. Người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Người thực hiện chứng thực có quyền từ chối chứng thực hợp đồng, giao dịch có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.
1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.
Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
4. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
5. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
1. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào; cơ quan đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.
1. Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.
1. Cơ quan lưu trữ hợp đồng, giao dịch có trách nhiệm cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
2. Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra.
3. Việc chứng thực bản sao từ bản chính hợp đồng, giao dịch quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 của Nghị định này.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực;
2. Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực;
3. Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực;
5. Hợp tác quốc tế về chứng thực;
6. Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về chứng thực báo cáo Chính phủ.
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực đối với các Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;
b) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện;
c) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của các Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền.
2. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa bàn, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện theo quy định tại Nghị định này;
b) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
d) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.
Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao làm công tác chứng thực có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực tại địa phương;
b) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã và công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi địa phương, đáp ứng yêu cầu cung cấp và trao đổi thông tin;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức hành nghề công chứng; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực trong địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g của Khoản này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chứng thực;
c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; có biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản này và thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của Nghị định này. Trưởng Phòng Tư pháp, Phó Trưởng Phòng Tư pháp phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định này;
b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về chứng thực;
c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền;
e) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
Công chức Tư pháp - Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo mẫu chữ ký khi ký chứng thực cho Sở Tư pháp.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực; định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo Sở Tư pháp theo quy định.
1. Đối với những địa bàn cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, mà hợp đồng, giao dịch trước đó được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, nơi đã thực hiện chứng thực trước đây.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở tại đô thị theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2015.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2015.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Điều 4 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
MẪU LỜI CHỨNG, MẪU SỔ CHỨNG THỰC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ)
I. LỜI CHỨNG
Mẫu lời chứng được đánh máy hoặc khắc trên mẫu dấu, bao gồm:
1. Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính
Chứng thực bản sao đúng với bản chính
Số chứng thực ………. quyển số ……….. (1) - SCT/BS
Ngày …….. tháng ……. năm …….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)
2. Lời chứng chứng thực chữ ký
a) Lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản
Ngày …….. tháng ……. năm …….
(Bằng chữ ………………………………………………)
Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) …………………………………..
Chứng thực
Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.
Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) - SCT/CK, CĐ
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)
b) Lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
(Bằng chữ ……………………………………………)
Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ……………………
Chứng thực
Các ông/bà có tên sau đây:
Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số….........,
Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số….........,
Ông/bà ……………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số….........,
……………………………………………………………………………
- Các ông/bà có tên trên cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã cùng ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.
Số chứng thực ……………. quyển số …………. (1) - SCT/CK, ĐC
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)
c) Lời chứng chứng thực điểm chỉ
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
(Bằng chữ ………………………………………………..)
Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) …………………
Chứng thực
- Ông/bà……………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3)số…………, cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã điểm chỉ vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.
Số chứng thực …………… quyển số ………….(1) - SCT/CK, ĐC
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)
d) Lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
(Bằng chữ …………………………………………………)
Tại …………………………………………………………………… (4),….. giờ ….. phút. Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………
Chứng thực
Ông/bà……………….. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………, không thể ký, điểm chỉ được nhưng cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản này.
Số chứng thực ……….. quyển số ……….. (1) - SCT/CK, ĐC
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)
3. Lời chứng chứng thực chữ ký người dịch
- Tôi ……………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số……………………………………..,
cam đoan đã dịch chính xác nội dung của giấy tờ/văn bản này từ tiếng…………… sang tiếng………….
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người dịch ký và ghi rõ họ tên
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
(Bằng chữ …………………………………………………)
Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………
Chứng thực
Ông/bà ………………. là người đã ký vào bản dịch này trước mặt tôi (10).
Số chứng thực …………. quyển số ………….. (1) - SCT/CKND
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (2)
4. Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch
a) Lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch
Ngày ………… tháng ………. năm …………. (Bằng chữ …………………………………………………)
Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………
Chứng thực
- Hợp đồng ……………………………… (7) được giao kết giữa:
Bên A: Ông/bà: ………………………………………………………
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………………..
Bên B: Ông/bà: ………………………………………………………
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………………..
- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của hợp đồng, giao dịch.
- Tại thời điểm chứng thực, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng và đã ký/điểm chỉ (9) vào hợp đồng, giao dịch này trước mặt tôi.
Hợp đồng này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ....trang), cấp cho:
+ …………………. bản chính;
+ …………………. bản chính;
Lưu tại Phòng Tư pháp /UBND xã, phường, thị trấn (8) 01 (một) bản chính.
Số chứng thực …………. quyển số ……….. (1) - SCT/HĐ,GD
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (2)
b) Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
(Bằng chữ …………………………………………………)
Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………
Chứng thực
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập bởi các ông/bà có tên sau đây:
1. Ông/bà …………………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,
2. Ông/bà …………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,
3. Ông/bà …………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số …………,
…………..
- Các ông/bà có tên trên đã cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
- Tại thời điểm chứng thực, những người thỏa thuận phân chia di sản minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện thỏa thuận phân chia di sản và đã cùng ký/điểm (9) chỉ vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản này trước mặt tôi.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản này được lập thành …….. bản chính (mỗi bản chính gồm..... tờ, …..trang), cấp cho:
+ ……………………….bản;
+ ……………………….bản;
+ ……………………….bản;
Lưu tại Phòng Tư pháp/UBND xã, phường, thị trấn 01 (một) bản.
Số chứng thực ………….. quyển số ………… (1) - SCT/HĐ,GD
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)
c) Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản
Ngày ……… tháng ………. năm …… (Bằng chữ …………………………)
Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………
Chứng thực
Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi ông/bà ………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số…………..
- Ông/bà ………………… đã cam đoan là người thừa kế duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.
- Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………….. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và đã ký/điểm chỉ (9) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt tôi.
Văn bản khai nhận di sản này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm …… tờ, trang); cấp cho người khai nhận di sản ……. bản, lưu tại Phòng Tư pháp/Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 01 bản.
Số chứng thực ………… quyển số ……… (1) - SCT/HĐ,GD
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)
d) Lời chứng chứng thực di chúc
Ngày ………… tháng ………. năm …………. (Bằng chữ ………………………………)
Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ………………………
Chứng thực
- Ông/bà ………………………. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số………… đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.
- Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …………………. minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào di chúc này trước mặt tôi.
Di chúc này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm …..tờ, ....trang); giao cho người lập di chúc …… bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.
Số chứng thực ………… quyển số ………. (1) - SCT/HĐ,GD
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)
đ) Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
(Bằng chữ …………………………………………………)
Tại ………………………………………………………………………………………… (4).Tôi (5) …………………………………………….., là (6) ……………………
Chứng thực
- Văn bản từ chối nhận di sản này được lập bởi ông/bà ………………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số……………;
- Ông/bà ……………. đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản từ chối nhận di sản.
- Tại thời điểm chứng thực, ông/bà ………………. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện từ chối nhận di sản và đã ký/điểm chỉ (9) vào văn bản từ chối nhận di sản này trước mặt tôi.
Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ……. bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, ……trang), giao cho người từ chối nhận di sản ... bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.
Số chứng thực ………….. quyển số ……….. (1) - SCT/HĐ,GD
Ngày ………… tháng ………. năm ………….
Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (2)
Chú thích:
- (1) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015).
- (2) Nếu thực hiện tại Phòng Tư pháp thì Trưởng phòng/Phó trưởng phòng ký, đóng dấu Phòng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- (3) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân.
- (4) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở.
- (5) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực.
- (6) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố H).
- (7) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô..
- (8) Nếu là Phòng Tư pháp thì gạch ngang UBND xã, phường, thị trấn, nếu là UBND xã, phường, thị trấn thì gạch ngang Phòng Tư pháp.
- (9) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”.
- (10) Trường hợp đã đăng ký chữ ký mẫu, thì gạch ngang cụm từ “trước mặt tôi”.
II. MẪU SỔ CHỨNG THỰC
Sổ chứng thực được đóng quyển theo từng loại việc chứng thực. Có 04 (bốn) loại sổ chứng thực, bao gồm: Sổ Chứng thực bản sao từ bản chính; Sổ Chứng thực chữ ký, chứng thực điểm chỉ; Sổ Chứng thực chữ ký người dịch; Sổ Chứng thực hợp đồng, giao dịch.
1. Bìa sổ
a) Sổ Chứng thực bản sao từ bản chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỔ CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH
……………………………………(A)
|
|
|
Quyển số (B): …………….-SCT/BS Mở ngày … tháng … năm … (C) Khóa ngày … tháng … năm … (D)
|
b) Sổ Chứng thực chữ ký/chứng thực điểm chỉ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỔ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ/CHỨNG THỰC ĐIỂM CHỈ ……………………………………(A)
|
|
|
Quyển số (B): …………….-SCT/CK,ĐC Mở ngày … tháng … năm … (C) Khóa ngày … tháng … năm … (D)
|
c) Sổ Chứng thực chữ ký người dịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỔ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI DỊCH
……………………………………(A)
|
|
|
Quyển số (B): …………….-SCT/CKND Mở ngày … tháng … năm … (C) Khóa ngày … tháng … năm … (D)
|
d) Sổ Chứng thực hợp đồng, giao dịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỔ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH ……………………………………(A)
|
|
|
Quyển số (B): …………….-SCT/HĐ.GD Mở ngày … tháng … năm … (C) Khóa ngày … tháng … năm … (D)
|
Chú thích:
- (A) Nếu là cơ quan thực hiện chứng thực thì ghi đầy đủ tên cơ quan, kèm theo địa giới hành chính (Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C; Phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C), nếu là các tổ chức hành nghề công chứng thì ghi tên của Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng (Ví dụ: Phòng Công chứng số 1 thành phố H).
- (B) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực (ví dụ: 01/2015. Nếu 01 (một) năm dùng nhiều sổ thì ghi số thứ tự liên tiếp (ví dụ: 02/2015); trường hợp 01 (một) sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm (ví dụ: 01/2015 + 01/2016).
- (C) Ghi ngày, tháng năm mở sổ.
- (D) Ghi ngày, tháng, năm khóa sổ.
2. Nội dung sổ
a) Sổ chứng thực bản sao từ bản chính
Số thứ tự/ số chứng thực |
Ngày, tháng, năm chứng thực |
Họ tên của người yêu cầu chứng thực |
Tên của bản chính giấy tờ, văn bản |
Họ tên, chức danh người ký chứng thực |
Số bản sao đã được chứng thực |
Lệ phí/ Phí chứng thực |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
Chú thích:
- (4) Đối với bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài mà người thực hiện chứng thực không xác định được tên của bản chính giấy tờ, văn bản thì chỉ cần ghi theo ngôn ngữ của loại giấy tờ, văn bản đó (ví dụ: Bản chính bằng tiếng Anh, bản chính bằng tiếng Pháp…).
- (7) Ghi theo lệ phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện; ghi theo phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.
b) Sổ Chứng thực chữ ký/chứng thực điểm chỉ
Số thứ tự/ số chứng thực |
Ngày, tháng, năm chứng thực |
Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực |
Tên của giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký/điểm chỉ |
Họ tên, chức danh người ký chứng thực |
Số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký/điểm chỉ |
Lệ phí/ Phí chứng thực |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
Chú thích:
- (4) Đối với bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài mà người thực hiện chứng thực không xác định được tên của bản chính giấy tờ, văn bản thì chỉ cần ghi theo khai báo của người yêu cầu chứng thực.
- (6) Thống kê theo số giấy tờ, văn bản mà người thực hiện chứng thực đã ký chứng thực (Ví dụ: Một loại giấy tờ, văn bản được lập thành 10 bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong 10 giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 10; 05 loại giấy tờ, văn bản khác nhau, mỗi loại được lập thành 01 bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong 05 loại giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 05; 10 người ký trong một giấy tờ, văn bản, người thực hiện chứng thực ký chứng thực trong giấy tờ, văn bản đó thì số lượng giấy tờ, văn bản đã được chứng thực chữ ký là 01.
- (7) Ghi theo lệ phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện; ghi theo phí chứng thực, nếu việc chứng thực được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.
c) Sổ Chứng thực chữ ký người dịch
Số thứ tự/ số chứng thực |
Ngày, tháng, năm chứng thực |
Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực |
Tên của giấy tờ, văn bản đã được dịch |
Dịch từ tiếng sang tiếng |
Họ tên, chức danh người ký chứng thực |
Số lượng bản dịch đã được chứng thực chữ ký |
Lệ phí |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
d) Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch
Số thứ tự/ số chứng thực |
Ngày, tháng, năm chứng thực |
Họ tên, số Giấy CMND/ Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực |
Tên hợp đồng, giao dịch được chứng thực |
Họ tên, chức danh người ký chứng thực |
Lệ phí chứng thực |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 23/2015/ND-CP |
Hanoi, February 16, 2015 |
DECREE
ISSUING COPIES FROM MASTER REGISTERS, CERTIFICATION OF TRUE COPIES FROM ORIGINALS, AUTHENTICATION OF SIGNATURES AND CONTRACTS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
At the request of the Minister of Justice;
The Government promulgates the Decree on issuance of copies from master registers, issuance of certified true copies from originals, authentication of signatures and contracts
GENERAL PROVISIONS
This Decree regulates authorities and procedures for issuance of copies from master registers, issuance of certified true copies from originals, authentication of signatures and contracts; legal value of copies from master registers, certified true copies from originals, signatures and contracts; state management in authentication.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, some terms are construed as follows:
1. “Issuance of copies from master registers” means agencies or organizations shall issue copies based on the master registers they are managing. Copies from master registers shall contain adequate and accurate information as written in the master registers
2. “Certifying copies of originals as true” means competent agencies as defined hereof shall certify copies of the originals as true based on the originals.
3. “Authentication of signatures” means competent agencies as defined hereof shall authenticate signatures on papers, documents as signatures of the person concerned.
4. “Authentication of contracts” means competent agencies as defined hereof shall authenticate time and venue where the contracts are executed; civil capacity, willingness, signatures or append fingerprints of contracting parties.
5. “Originals” mean any paper, document issued, re-issued or replaced by competent authorities; any paper, document prepared by individuals with confirmations, legal seals affixed by competent authorities.
6. "Copies" mean photocopies of originals or typed copies that have full and accurate contents as those in the master register.
7. “Master register” means the register made by a competent authority as the basis for issuance of originals as regulated and containing information exactly the same as that of the original issued by such competent authority.
8. “Authenticated document” means any paper, document and contract that has been authenticated under this Decree
9. “Authenticating person” means head or deputy head of the Justice Office of provincial-affiliated districts and cities; presidents, vice-presidents of the People’s Committees of communes, notaries, notary offices; diplomats, consuls of diplomatic missions, consulate representative agencies and other agencies authorized to act as consuls in foreign countries.
Article 3. Legal value of copies issued from master registers, copies certified as true from originals, authenticated signatures and contracts;
1. Copies issued from master registers have legal value when being used as substitutes for originals in transactions except otherwise prescribed by the law;
2. Copies certified as true from originals under this Decree have legal value when being used as substitutes for originals in transactions except otherwise prescribed by the law;
3. Authenticated signatures under this Decree have legal value in determining signer and his/her liabilities for the paper, document signed.
4. Authenticated contract under this Decree has legal value in serving as evidence of the time and venue where the contract is executed; civil capacity, willingness, signatures or append fingerprints of contracting parties.
Article 4. Authorities and responsibilities for issuance of copies from master registers
1. Agencies or organizations that are managing master registers have the authorities and responsibilities for issuing copies from master registers as prescribed hereof, unless otherwise prescribed by the law.
2. A copy and its master register may be issued simultaneously or a copy is issued after the master register.
Article 5. Authorities and responsibilities for authentication
1. The Justice offices of provincial-affiliated districts and cities (hereinafter referred to as the Justice Office) shall:
a) Certify true copies from originals of papers, documents issued or certified by Vietnamese competent authorities, foreign competent authorities, or Vietnamese competent authorities in association with foreign competent authorities.
b) Authenticate signatures on papers and documents;
c) Authenticate signatures of translators with respect to papers and documents translated from foreign language to Vietnamese or vice versa;
d) Authenticate contracts concerning properties as movables;
dd) Authenticate agreements for division of heritage, written admission of heritage as movables;
Heads, deputy heads of the Justice Office shall carry out authentication for the aforesaid matters as regulated in this Clause, sign their names and affix seals.
2. People’s Committees of communes (hereinafter referred to as the People’s Committee of communes) shall:
a) Certify true copies from originals of any paper, document issued or certified by Vietnamese competent authorities;
b) Authenticate signatures on papers and documents except signatures of translators;
c) Authenticate contracts concerning properties as movables;
b) Authenticate contracts concerning land use right according to the Law on Land;
dd) Authenticate contracts concerning houses according to the Law on Housing;
e) Authenticate testaments;
g) Authenticate written refusal of heritage;
h) Authenticate agreements for division of heritage, written admission of properties as movables as defined in Points c, d and dd of this Clause;
Presidents, deputy presidents of People’s Committees of communes shall carry out authentication, sign names and affix seals;
3. Diplomatic missions, consulate representative agencies and other agencies authorized to act as consuls in foreign countries (hereinafter referred to as the representative agency) have authorities and responsibilities for authenticating the matters as defined in Points a, b and c of this Clause. Diplomats, consuls shall carry out authentication, sign names and affix seals;
4. Notaries have authorities and responsibilities for authenticating the matters as defined in Points a, Clause 1, Point b, Clause 2 of this Article, signing names and affixing seals of the Notary Office.
5. Certification of true copies from originals, authentication of signatures, contracts concerning properties as movables, authentication of testament as defined in this Article shall not be dependent on residency of requesters for authentication.
6. Authentication of contracts concerning land use rights shall be performed at the People’s Committee of commune where the land is. Authentication of contracts concerning houses shall be performed at the People’s Committee of commune where the house is situated;
Article 6. Responsibilities of agencies and organizations that receive copies
1. In case only copies are requested (by the law), agencies or organizations shall be responsible for receiving copies only, no certified true copies unless originals are needed for comparison. A checker (person who compares copies and originals) shall be responsible for confirming accuracy of copies versus originals.
2. Any agency or organization that receives copies issued from master registers and certified true copies shall not be allowed to ask for presentation of originals unless the copies show signs of falsification or being illegal.
Article 7. Time limit for authentication
Time limit for authentication must be ensured right in the day the request for authentication is received or in the following day if the request is received after 15 hours except otherwise as prescribed in Articles 21, 33 and 37 hereof.
Article 8. Rights and obligations of requesters for authentication
1. Requesters for authentication have the rights to request authentication from any competent agency or organization except otherwise as prescribed in Clause 6, Article 5 hereof. In case of rejection, requesters have the rights to ask the agency or organization to give reasons in writing or complaints shall be filed according to the law provisions.
2. Requesters shall be responsible for information and eligibility of papers, documents to be submitted for authentication or to be presented as procedures for authentication under this Decree.
Article 9. Rights and obligations of authenticating persons
1. Ensure honesty, accuracy and objectivity when authentication is carried out;
2. Take legal responsibility for one’s own authentication;
3. Do not authenticate contracts or signatures concerning properties or interests of their own or of their relatives (spouses, biological and adoptive parents, biological and adopted children...)
4. Reject authentication in cases as defined in Articles 22, 25 and 32 hereof;
5. Request relevant agencies, organizations, and individuals to provide necessary information to verify legality of the papers and documents submitted for authentication.
6. Document, impound and transfer to competent state agencies for handling any paper or document (submitted for authentication) that is illegally issued, falsified or contain information as defined in Clause 4, Article 22 hereof.
7. Instruct requesters to make supplements to the papers or documents (submitted for authentication) if necessary or instruct them to make submission to the right competent agency upon finding they go to the wrong place.
In case of rejection, authenticating persons must give proper reasons in writing to the requester.
Article 10. Places of authentication
1. Authentication is performed at the head offices of police authorities, competent agencies except authentication for testaments, contracts or signatures requested by those who are old and weak, taken into custody or detained, serving prison sentence or have other proper reasons.
2. When authentication is performed, places of authentication must be specified; in case authentication is performed outside of the head office, specific time must be specified.
3. Agencies or organizations that perform authentication must appoint personnel to receive requests for authentication all working days of week; publicly post work schedule, authorities, procedures, time for handling, fees and charges for authentication performed at agencies or organizations.
Article 11. Oral and verbal forms in authentication of contracts
Oral and verbal forms in authentication of contracts shall be Vietnamese. In case a requester can not speak good Vietnamese, a translator must be provided.
1. Testimonies are compulsory information of the document to be authenticated
2. Specimen testimonies enclosed herewith includes:
a) Testimony for certification of true copies from originals;
b) Testimonies for authentication of signatures include testimonies for authentication of one signature on a single document; authentication of multiple signatures on a single document; authentication of append fingerprints; authentication in case signatures or append fingerprints can not be made;
c) Testimonies for authentication of translators’ signatures;
d) Testimonies for authentication of contracts including testimonies for authentication of contracts, agreements for division of heritage, written admission of heritage; testaments and written refusal of heritage.
Article 13. Authentication book
1. Authentication book is used to oversee and manage authentications performed at the agency or organization that perform authentication. Authentication book must be written continuously from page to page (No page is left blank). A stamp must be affixed on adjoining edges of all pages of the book and used for a year. At the end of year, close the book and enumerate all the authentications performed in the year, sign for confirmation, write full name and affix seal.
2. Authentication number is ordinal numbers written in an authentication book enclosed with the number, year of authentication and symbols of authentications... Ordinal numbers noted in the authentication book must start from 01 continuously to the end of year. In case the year is not yet finished but the book is full, the next ordinal number must be noted on another book. For any book used for the next year, ordinal number must start from 01.
The numbers noted in the authenticated document correspond to authentication number noted in the authentication book.
3. In case agencies or organizations apply information technology to authentication, all the information according to specimen authentication book enclosed herewith must be adequate. On the monthly basis, agencies or organizations shall print and make a book with a stamp affixed on adjoining edges; at the end of December 31 annually, all individual monthly books shall be gathered into a general authentication book according to type of authentication performed in a year. Formation, noting and closing of authentication book shall conform to the provisions set out in Clauses 1 and 2 of this Article
4. Specimen authentication book enclosed herewith includes:
a) Book for certification of true copies from originals (SCT/BS);
b) Authentication book for signatures, append fingerprints (SCT/CK, ĐC);
c) Authentication book for translators’ signatures (SCT/CKND);
dd) Authentication book for contracts (SCT/HĐ, GD);
1. Authentication books are archives of the State which are preserved and stored permanently at agencies, organizations that perform authentication.
2. For authentication of signatures and signatures of translators, agencies or organizations must hold an authenticated copy for a period of two years. For authentication of signature of a court expert on the expert’s report by order of the court, or certification of true copies from originals, storage is not necessary.
3. For authentication of contracts, the agency that performs authentication must store an original of the contract enclosed with the document; period of storage is 20 years.
4. Any agency that performs authentication is not permitted to charge other fees, charges for authenticated document as defined in Clauses 2 and 3 of this Article; shall be responsible for preserving and storing authentication book and authenticated document.
5. Destruction of authenticated document with expired storage period shall be done under the Law on Archives
Article 15. Authentication fees and other expenses
1. Requesters for authentication in the Justice Office, People’s Committees of communes, representative agency must pay an authentication fee according to the law provisions.
2. Collection, payment, management and use of fees, charges for authentication must be done according to the law provisions.
3. In case requesters request the agency that performs authentication to print, photocopy, do the typing for documents to be authenticated, additional fees must be paid for such works.
At home, level of fee collection shall be defined by People’s Committee of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as the People’s Committees of provinces) based on local reality; and abroad, level of fee collection shall be defined by head of representative agency based on real circumstances in the administrative division.
ISSUING COPIES FROM MASTER REGISTERS, AUTHENTICATION OF COPIES FROM ORIGINALS, AUTHENTICATION OF SIGNATURES
Section 1: Issuing copies from master registers
Article 16. Organizations and individuals entitled to request for issuance of copies from master registers
1. Organizations and individuals that are issued with originals
2. Legal representatives, persons authorized by organizations, individuals
3. Parents, children; spouses, sisters, brothers; successors to deceased holders of originals.
Article 17: Procedures for issuance of copies from master registers
1. Requesters for issuance of copies from master registers must present originals or any certified true copy of valid ID card or passport.
In case requesters for issuance of copies from master registers are those as defined in Clauses 2, 3, Article 16 hereof, presentation of any document approving relationship with holders of originals is required.
2. The agency or organization shall issue copies to requesters in reliance on master registers; information recorded in the copy must be exactly the same as that of the master register. In case the master register is not stored or the master register does not contain information as requested for the copy, the agency or organization shall be responsible for issuing a written reply to requesters.
3. In case requesters for issuance of copies from master registers submit their request by post, a certified true copy of the document as defined in Clause 1 of this Article, 01 (one) stamped envelop carrying full name and address must be enclosed.
4. Time limit for issuance of copies from master registers shall conform to the provisions set out in Article 7 hereof. In case a request for issuance of copies from master registers is submitted by post, the time limit for issuance shall be based on full receipt of eligible documents.
Section 2: AUTHENTICATION OF COPIES FROM ORIGINALS;
Article 18: Papers, documents as the basis for certification of true copies from originals
1. Originals of papers, documents issued by competent agencies, organizations;
2. Originals of papers, documents prepared by individuals with confirmation and seals from competent agencies, organizations;
Article 19. Responsibilities of requesters for certification of true copies and authenticating persons
1. Requesters shall be responsible for the information and eligibility of originals of papers, documents used as the basis for certification of copies as true; request for certification of true copies from originals of papers and documents as defined in Article 22 hereof is not permitted.
2. Authenticating persons shall be responsible for accuracy of copies versus originals
Article 20: Procedures for certification of true copies from originals
1. Requesters must present originals of papers and documents as the basis for certification of true copies and a copy to be certified as true.
In case originals of papers, documents that were issued, notarized or certified by a foreign competent agency or organization, they must be consular legalized according to the law before certification of true copies is performed except cases of exemption from consular legalization as prescribed in the International Agreement to which Vietnam is a signatory or according to the principle of reciprocity;
2. In case requesters present originals only, the agency or organization shall have them photocopied for authentication except the agency or organization has no means of photocoying.
3. Authenticating person shall examine originals and make comparison. If information of copies is the same as that of originals, originals of paper, documents other than as defined in Article 22 hereof, authentication shall be performed as follows:
a) Fully write testimonies for certification of true copies from originals according to the form as regulated;
b) Sign and write full name, affix seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book.
If a copy has at least two pages, testimonies should be written in the last page, or a copy has at least two sheets, a stamp must be affixed on its adjoining edges.
One or more copies that are authenticated from one original at the same time shall be noted in the book with only one authentication number.
Article 21: Extension of time limit for certification of true copies from originals
In case certification of true copies is done simultaneously from various kinds of originals or multi-page originals with multiple copies required and information of the primary document is so complicated and hard to check that the time limit as defined in Article 7 hereof can not be met, the agency that performs certification shall be permitted to extend a maximum of two working days or longer depending on a written agreement with the requester.
Article 22: Originals of papers, documents that can not serve as the basis for certification of true copies
1. Originals with information being erased, modified, added or cut arbitrarily;
2. Originals that are damaged, crushed with information being not identifiable.
3. Originals affixed with a 'confidential’ seal of a competent agency or affixed no seal but with a notice “photocopying is not permitted”.
4. Originals containing information going against the law and social ethics, information propagating war inciting, anti-Vietnamese socialist regime, distorting history of Vietnamese people, offending reputations, dignities, prestige and citizenship of organizations, individuals.
5. Originals that issued, notarized or certified by competent agencies from foreign countries without consular legalization as prescribed in Clause 1, Article 20 hereof.
6. Papers, documents prepared by individuals without confirmation and seals from competent agencies, organizations;
Section 3: AUTHENTICATION OF SIGNATURES
Article 23. Responsibilities of requesters and authenticating persons for authentication of signatures
1. Requesters for authentication of signatures shall be responsible for the information of papers, documents signed by themselves; any request for authentication of signatures on papers, documents containing information as defined in Clause 4, Article 22 and Clause 4, Article 25 hereof shall not be permitted.
2. Authenticating persons shall be responsible for accuracy of signatures of the requesters on related papers, documents.
Article 24: Procedures for authentication of signatures
1. Requesters for authentication of signatures must present the following papers, documents:
a) Originals or certified true copies of valid ID card or passport;
b) Papers and documents signed by themselves;
2. After carrying out the examination of the papers, documents submitted for authentication to find if they are adequate as prescribed in Clause 1 of this Article, to ensure requesters have a sound mind, be conscious and able to control their behaviors at the time of authentication and that the authentication is not defined in Article 25 hereof, the authenticating person shall ask the requester to sign signatures in public and do the followings:
a) Fully write testimonies for authentication of signatures according to the form as regulated;
b) Sign and write full name, affix seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book.
For papers, documents that have at least two pages, testimonies should be written in the last page, or have at least two sheets, a stamp must be affixed on its adjoining edges.
3. For the authentication of signatures that is performed at an agency that receives and returns responses according to the single-window system, the document-receiving official shall carry out the examination of papers, documents. Upon finding that the requester meets all conditions set out in Clause 2 of this Article, such requester is required to sign on the papers, documents that need authentication and hand it over to competent persons for authentication.
4. Procedures for authentication of signatures as defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be also applied in the following cases:
a) Authentication of signatures of multiple people on the same paper, document;
b) Authentication of signatures of resume declarant;
c) Authenticate signatures on papers and documents prepared by individuals according to the law provisions;
d) Authentication of signatures on power of attorney with respect to empowerment without pay and responsibilities undertaken by attorney in fact and bearing no relation to transfer of ownership of assets and real estate use rights.
Article 25: Authentication of signatures unaccepted
1. Requesters are not conscious and unable to control their behaviors.
2. Requesters present ID cards or passports that are invalid or falsified.
3. Papers, documents requested for authentication are found containing the information as defined in Article 22 hereof;
4. Papers, documents in the form of contracts except the cases defined in Point d, Clause 4, Article 24 hereof or otherwise as prescribed by the law.
Authentication of signatures as prescribed in Articles 23, 24 and the cases (authentication unaccepted) as defined in Article 25 hereof shall be also applied with respect to authentication of append fingerprints in case requesters are unable to sign.
Depending on specific case, testimonies to be recorded must conform to the forms as set out hereof.
Section 4: Translators and authentication of translators’ signatures;
Article 27. Qualifications translators
1. Have adequate civil capacity as required by the law;
2. Have a degree (at least bachelor’s degree or university degree) in a foreign language as target language.
For an unpopular language in which the translator has no bachelor's degree or university degree as prescribed in this Clause, proficiency must be proved.
Article 28. Free-lance translators
1. Any person who qualifies and meets the conditions as prescribed in Article 27 hereof shall be recruited to work as a free-lance translator for the Justice Office throughout the country. The Justice Office shall be responsible for examining qualifications of free-lance translators, preparing the lists of free-lance translators for submission to the Services of Justice for approval.
2. Based on the lists of free-lance translators approved by the Services of Justice, the Justice Office shall post them up at the head office of the Justice Office as reference for requesters.
3. A free-lance translator working for the Justice Office must sign a freelance contract with the Justice Office in which the responsibilities of the translator for content and quality of the translation must be set out.
Article 29. Registration for specimen signature
A free-lance translator working for the Justice Office must register specimen signature at the Justice Office. When registering specimen signature, the translator must submit a request form for a specimen signature and sign three specimen signatures on the request form in front of the head of the Justice Office.
Article 30. Responsibilities of translators and persons who authenticate signatures of translators
1. Translators shall be responsible to clients, agencies or organizations that perform authentication for accuracy of the translation; shall be not allowed to translate papers, documents defined in Article 32 hereof to request authentication of signatures of translators.
2. Authenticating persons shall be responsible for accuracy of signatures of translators on the translation.
Article 31: Procedures for authentication of signatures of translators
1. Freelance translators of the Justice Office that request authentication of signatures must present the translation and papers, documents that need translation.
When carrying out authentication, the authenticating person must check signature on the translation against the specimen signature before authentication is done; In case of any suspicion of a fake signature, the translator is required to sign again in front of the authenticating person.
2. For any translator who is not a freelancer of the Justice Office and requests authentication of signatures on the translation translated by himself and for his personal purposes, the following papers must be presented:
a) Originals or certified true copies of valid ID card or passport;
b) Originals or copies from master registers, certified true copies of the papers, documents as defined in Clause 2, Article 27 hereof except translation into an unpopular language that requires proficiency rather than degrees.
c) The translation enclosed with papers, documents that need translation;
Requesters for authentication must sign signatures in front of the authenticating person except otherwise as prescribed in Clause 3, Article 24 hereof.
3. The authenticating person shall carry out the examination of the papers, documents submitted for authentication. Upon finding papers, documents as prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article are adequate, or papers, documents to be translated are not defined in the provisions set out in Article 32 hereof, authentication shall be carried out as follows:
a) Fully write testimonies for authentication of signatures of translators according to the form as regulated;
b) Sign and write full name, affix seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book.
For any translation version that has at least two pages, testimonies should be written in the last page, or has at least two sheets, a stamp must be affixed on its adjoining edges.
4. In case a translator is a diplomat, a consul and at the same time an authenticating person in the representative agency, such diplomat, consul must guarantee accuracy of the translation; sign, write full name and affix seal of the representative agency.
Article 32: Papers, documents that can not translated for authentication of signatures
1. Papers, documents with information being erased, modified, added or cut arbitrarily;
2. Papers, documents that are damaged, crushed with formation being not identifiable.
3. Papers, documents affixed with 'confidential’ seal of a competent agency or affixed no seal but with a notice “photocopying is not permitted”.
4. Papers, documents containing the information as defined in Clause 4, Article 22 hereof;
5. Papers, documents that issued, notarized or certified by competent agencies from foreign countries without consular legalization as prescribed in Clause 1, Article 20 hereof.
Article 33: Time limit for authentication of signatures of translators
Time limit for authentication of signatures of translators must conform to the provisions set out in Article 27 hereof, or may be extended according to an agreement with the requester.
AUTHENTICATION OF CONTRACTS
Article 34. Scope of authentication of contracts
1. Any contract the authentication of which is required by the law.
2. Any contract the authentication of which is not requested by the law but is requested by organizations, individuals at their own choice.
Article 35. Responsibilities of requesters of authentication of contracts and persons who perform authentication of contracts
1. Requesters shall be responsible for information and eligibility of contracts, papers and documents as defined in Point c, Clause 1, Article 36 hereof.
2. The authenticating person shall be responsible for time and location where a contract is signed; civil capacity, willingness, signatures or append fingerprints of contracting parties.
The authenticating person has the right to reject authentication of any contract going against the law, social ethics.
Article 36. Procedures for authentication of contracts
1. Requesters must submit request documentation for authentication which consists of the following papers:
a) Draft contracts;
b) Copies of valid ID card or passport;
c) Copies of certificates of ownership or use rights or other documents with respect to properties mentioned in the contract except a testator’s life is under threat.
Copies of papers, documents as defined in Points b, c of this Clause must be enclosed for comparison.
2. The authenticating person shall carry out examination of authentication request documents. Upon finding that such documents are adequate and contracting members have sound mind, are conscious and able to control their behaviors, authentication shall be carried out.
3. Contracting parties must sign signatures in the presence of the authenticating person. In case a competent person from a credit institution or enterprise has already had a specimen signature registered at the agency that performs authentication, such person can sign his/her signature on the contract; the authenticating person must check the signature on the contract against the specimen signature before authentication is done. Upon finding any suspicion, the requester shall be requested to sign his signature in front of the authenticating person.
In case a requester is unable to perform the act of signing, his/her append fingerprint may be used as a substitute; If a requester is unable to read, hear, sign name or make any append fingerprint, at least two witness are required. Witnesses must have adequate civil capacity and have no rights, benefits or obligations relating to the contract.
4. The authenticating person must write testimonies corresponding to each type of contract according to the defined form; sign and write full name, affix a seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book For any contract that has at least two pages, each page must be numbered in order with a signature of the requester and authenticating person; number of pages and testimonies shall be written at the last page of the contract. For any contract that has at least two sheets, a stamp must be affixed on adjoining edges of the contract.
5. In case oral translation is needed, the interpreter shall be responsible for performing full and accurate oral translation of the contract, testimonies for the requester and signing names on individual pages of the contract as an interpreter.
Article 37. Time limit for authentication of contracts
Time limit for authentication of contracts must be within two working days since receipt of adequate authentication request documents or may be extended according to an agreement with the requester.
Article 38. Authentication of amendments, supplements, or cancellation of contracts
1. Amendments, supplements, or cancellation of authenticated contracts shall be made only when they are agreed in writing by both contracting parties.
2. Amendments, supplements, or cancellation of a contract are made at the agency that previously performed authentication of such contract.
In case amendments, supplements, replacements or cancellation are made to part or whole of a testament, authentication may be performed at any agency that performs authentication; the agency that makes amendments, supplements, replacements or cancellation of part or whole of the testament must make a written notice to the previous authenticating agency about such amendments, supplements, replacements or cancellation for note-taking in the authentication book.
Article 39. Correcting mistakes made in authenticated contracts
1. Correction of mistakes made during the typing and printing of authenticated contracts shall be done under a written agreement between contracting parties if the rights and obligations of the parties are not affected and the correction is carried out at the agency that previously performed the contract.
2. The authenticating person shall underline mistakes to be corrected, affix seal and write notes on margins of the contract about corrections, full name and signature of a correcting person, date of correction.
Article 40. Issuing certified true copies from originals of authenticated contracts;
1. The contract filing agency shall be responsible for issuing certified true copies from originals of the authenticated contracts at the request of the contracting parties.
2. Persons who request issuance of certified true copies from originals of contracts must present to the authenticating person the originals or certified true copy of valid ID card or passport.
3. Certifying copies as true from originals of the contract as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article shall be done according to Clauses 2, 3, Article 20 hereof:
STATE MANAGEMENT IN AUTHENTICATION
Article 41. Responsibilities of the Ministry of Justice for state management in authentication
The Ministry of Justice that help the Government unify state management across the country shall carry out the following duties and authorities:
1. Produce a draft of legal documents in authentication and promulgate it within its competence, or make the submission to competent state agencies for promulgation
2. Provide guidance on the implementation of legal documents in authentication
3. Carry out inspection and investigation into authentication activities; settle complaints, denunciation and handle administrative authentication-related violations within competence;
4. Apply information technology in authentication and state management in authentication;
5. International cooperation in authentication;
6. Annually, report the implementation of authentication in general and statistical data about authentication to the Government.
Article 42. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs for state management in authentication
1. The Ministry of Foreign Affairs in cooperation with the Ministry of Justice in the implementation of state management in authentication with respect to the representative agencies shall carry out the following duties and authorities:
a) Instruct, inspect and investigate authentication activities performed at the representative agencies;
b) Organize training in professional competence in authentication to diplomats, consuls who perform authentication at the representative agencies;
c) Annually, report to the Ministry of Justice the implementation of authentication and statistical data about authentication at the representative agencies;
d) Settle complaints, denunciation and handle authentication-related violations within competence;
2. The representative agency that exercises state management within the administrative division shall carry out the following duties and authorities:
a) Carry out authentication within authority of the representative agency as stipulated hereof;
b) Store authentication books and authenticated documents;
d) Settle complaints, denunciation and handle authentication-related violations within competence;
d) Annually, report the implementation of authentication in general and statistical data about authentication to the Ministry of Foreign Affairs.
Diplomats, consuls who perform authentication shall be responsible for helping the representative agency carry out the duties as defined in Points a, b and d, Clause 2 of this Article.
Article 43. Responsibilities of the People’s Committees at all levels for state management in authentication
1. The People’s Committees of provincial level that exercise state management in authentication within the administrative division shall carry out the following duties and authorities:
a) Organize the implementation of legal documents in authentication in the locality;
b) Instruct and provide training in professional competence in authentication to officials and public servants who perform authentication at the Justice Office, the People’s Committees of communes and all notaries from notary organizations;
c) Organize propaganda about regulations of the law on authentication;
d) Apply information technology in authentication and state management in authentication within the administrative division, satisfy requirements for supply and exchange of information;
dd) Carry out inspection and investigation into authentication activities performed in the Justice Office, the People’s Committees of communes, notary organizations; take measures to cope with abuses of certification of true copies in the implementation of administrative procedures in the administrative division;
e) Settle complaints, denunciation and handle authentication-related violations within competence;
g) On the six-month or annual basis, report to the Ministry of Justice the implementation of authentication in general and statistical data about authentication in the locality;
The Services of Justice shall help the People’s Committees of provincial level implement the duties as prescribed in Points a, b, c, d, dd and g of this Clause;
2. The People’s Committees of provincial-affiliated districts, communes and cities (hereinafter referred to as the People’s Committees of communes) that exercise state management in authentication in the locality shall carry out the following duties and authorities:
a) Instruct and provide training in professional competence in authentication to officials and public servants who perform authentication at the People’s Committees of communes in the administrative division;
c) Organize propaganda about regulations of the law on authentication;
c) Issue certified true copies from originals of authenticated contracts;
d) Store authentication books and authenticated documents;
dd) Carry out inspection and investigation into authentication activities performed at the People’s Committees of communes; take measures to cope with abuses of certification of true copies in the implementation of administrative procedures in the administrative division;
e) Settle complaints, denunciation and handle authentication-related violations within competence;
g) On the six-month or annual basis, report to the People’s Committees of provincial level the implementation of authentication in general and statistical data about authentication;
The Justice Office shall help the People’s Committees of district level implement the duties as prescribed in Points a, b, c, d, dd and g of this Clause and perform authentication activities within authority of the Justice Office as stipulated hereof. Heads, deputy heads of the Justice Office must announce specimen signatures upon signing authentication for the Services of Justice.
3. The People’s Committees of communes that exercise state management in authentication in the locality shall carry out the following duties and authorities:
a) Perform authentication within authority of the People’s Committees of communes as stipulated hereof;
b) Organize propaganda about regulations of the law on authentication;
c) Issue certified true copies from originals of authenticated contracts;
d) Store authentication books and authenticated documents;
dd) Settle complaints, denunciation and handle authentication-related violations within competence;
g) On the six-month or annual basis, report to the People’s Committees of communes the implementation of authentication in general and statistical data about authentication;
Civil judicial officials shall help the People’s Committees of communes implement the duties as prescribed in Points a, b, c and e of this Clause. Presidents of People’s Committees of communes, deputy presidents of the People’s Committees of communes must announce specimen signatures upon performing authentication for the Services of Justice.
Article 44. Handling of violations
1. Handling of violations with respect to authenticating persons, requesters for authentication and translators shall be carried out under the law on handling of administrative violations.
2. Any authenticating person that causes damage to organizations, individuals shall be disciplined and make compensation according to the law.
3. Any translator that causes damage to requesters (by the translator’s fault) shall make compensation according to the law.
Article 45. Handling of complaints, denunciation
Lodging and handling of complaints and denunciation against violations of the law on authentication shall be carried out under the law on complaints, denunciation.
IMPLEMENTATION
Article 46. Duties of notary organizations
Notary organizations shall be responsible for filing authentication books, authenticated documents and report to the Services of Justice the implementation of authentication in general and statistical data about authentication on the six-month or annual basis;
Article 47. Transitional provision
1. As for the administrative divisions of district, commune levels from where the authentication of a contract is transferred to notary organizations and such contract was previously authenticated at the People’s Committee of district and commune level, supplements, amendments, cancellation, and corrections to the contract shall still be made at the People’s Committee of district and commune levels where the authentication was previously done.
2. The People’s Committees of communes shall perform authentication with respect to contracts of urban housing as prescribed in Article 93 of the Law on Housing in 2005 to the end of June 30, 2015.
1. This Decree takes effect since April 10, 2015.
2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 79/2007/ND-CP dated May 18, 2007 on issuance of copies from master registers, certificate of true copies from originals, authentication of signatures; The Decree No. 04/2012/ND-CP dated January 20, 2012 on amendments and supplements to Article 5 of the Decree No. 79/2007/ND-CP; Article 4 of the Decree No. 06/2012/ND-CP dated February 02, 2012 on supplements to the Decree on civil status, marriage, families and authentication; regulations on authentication of contracts as set out in the Decree 75/2000/ND-CP dated December 08, 2000 on notarization and authentication.
Article 49. Responsibilities for implementation
1. The Minister of Justice shall be responsible for providing guidance on the implementation of this Decree.
2. The Minister of Finance, the Minister of Foreign Affairs within their own scope of duties and authorities shall cooperate with the Minister of Justice in providing guidance on the implementation of this Decree.
3. The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible for executing this Decree./.
|
PP THE GOVERNMENT |