- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Bảo hiểm xã hội (98)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Đăng kiểm (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Biển báo giao thông (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
Xác nhận sơ yếu lý lịch ở nơi tạm trú có được không?
1. Xác nhận sơ yếu lý lịch ở nơi tạm trú có được không?
Việc xác nhận sơ yếu lý lịch có thể được thực hiện ở nơi tạm trú tùy vào nhu cầu của người yêu cầu xác nhận sơ yếu lý lịch.
Việc xác nhận sơ yếu lý lịch hay nói cách khác là việc chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
…
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.”
Như vậy, việc xác nhận sơ yếu lý lịch có thể được thực hiện ở nơi tạm trú tùy vào nhu cầu của người yêu cầu xác nhận sơ yếu lý lịch.
2. Mẫu Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương mới nhất 2025
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương là một hồ sơ chứa thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thông tin khác liên quan đến một người, được xác nhận bởi cơ quan địa phương có thẩm quyền. Xác nhận của địa phương nhằm đảm bảo tính xác thực và chính xác của thông tin trong sơ yếu lý lịch.
Dưới đây là mẫu Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ẢNH (4x6)
SƠ YẾU LÝ LỊCH
TỰ THUẬT
Họ và tên:…………………………………………….Nam, nữ:……………………
Sinh năm:……………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay:………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Chứng minh thư nhân dân số:…………………………….cấp tại………………….
Ngày.............tháng……….năm …………..
Khi cần báo tin cho ai, ở đâu?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Số…………………………………………….
Ký hiệu………………………………………
Họ và tên:………………………………………….Bí danh:……………………….
Tên thường gọi………………………………………………………………………
Sinh ngày………tháng ……….năm ……….tại:…………………………………...
Nguyên quán:………………………………………………………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay:…………………………………………
Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………
Dân tộc:………………………………………….Tôn giáo………………………...
Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp)…...
………………………………………………………………………………………
Thành phần bản thân hiện nay:……………………………………………………...
Trình độ văn hóa…………………………Trình độ ngoại ngữ:……………………
Kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày…….tháng……năm……………………...
Nơi kết nạp:………………………………………………………………………...
Kết nạp Đoàn TNCS HCM ngày…….tháng……năm…………………….............
Nơi kết nạp:………………………………………………………………………...
Tình trạng sức khỏe hiện nay:………………………………………………………
Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn……………………………………………
Cấp bậc:…………………………………….Lương chính hiện nay:……………....
Ngày nhập ngũ QĐNDVN(TNXP)………………..ngày xuất ngũ………………...
Lý do:……………………………………………………………………………….
HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
Họ và tên bố:………………………….Tuổi………..Nghề nghiệp…………………
Trước cách mạng Tháng 8 làm gì? ở đâu?..................................................................
………………………………………………………………………………………
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? ở đâu?...........................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Từ năm 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi rõ tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Họ và tên mẹ:………………………….Tuổi………..Nghề nghiệp………………..
Trước cách mạng Tháng 8 làm gì? ở đâu?..................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? ở đâu?...........................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Từ năm 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? (Ghi rõ tên cơ quan, xí nghiệp hiện nay đang làm)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
HỌ VÀ TÊN ANH CHỊ EM RUỘT
(Ghi rõ tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp và trình độ chính trị của từng người)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Họ và tên vợ hoặc chồng:………………………………..Tuổi……………………
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………...
Nơi làm việc:………………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………...
Họ và tên các con Tuổi Nghề nghiệp
1)…………………………………………………………………………………….
2)…………………………………………………………………………………….
3)…………………………………………………………………………………….
4)…………………………………………………………………………………….
5)…………………………………………………………………………………….
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN
Từ tháng năm đến tháng năm |
Làm công tác gì? |
Ở đâu? |
Giữ chức vụ gì? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Khen thưởng:……………………………………………………………………………….
Kỷ luật:……………………………………………………………………………………..
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có điều gì khai man tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan Ngày…….tháng………năm 20……
Xí nghiệp, Chủ tịch UBND Xã, Phường Người khai ký tên
3. Thủ tục chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP việc chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân sẽ được áp dụng như sau:
“Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.”
4. Trường hợp không được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Hiện nay, pháp luật có quy định một số trường hợp không được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch. Căn cứ Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp cụ thể sau:
“Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.”
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Xác nhận sơ yếu lý lịch là gì?
Xác nhận sơ yếu lý lịch hay nói cách khác là chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch đã được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
…
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.”
Như vậy, chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch là việc mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch của người yêu cầu chứng thực.
5.2. Xác nhận sơ yếu lý lịch có mất phí không?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư số 226/2016/TT-BTC, sau khi thủ tục công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện, công dân sẽ phải nộp phí cho thủ tục đó. Cụ thể mức phí phải thu khi thực hiện chứng thực chữ ký là 10.000 đồng/trường hợp (Mười nghìn đồng trên một trường hợp), đối với trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.
5.3. Thời hạn chứng thực sơ yếu lý lịch là bao lâu?
Theo Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực như sau:
“Điều 7. Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.”
Như vậy, thời hạn chứng thực chữ ký sơ yếu ký lịch được thực hiện ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Mẫu Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương mới nhất 2025
- Xác nhận sơ yếu lý lịch cần giấy tờ gì? Có cần sổ hộ khẩu không?
- Xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu? Xác nhận sơ yếu lý lịch có cần về quê không?
- Xác nhận sơ yếu lý lịch khác tỉnh được không?
- Xác nhận sơ yếu lý lịch có mất phí không? Mức phí xác nhận sơ yếu lý lịch mới nhất 2025