Chương II Nghị định 23/2015/NĐ-CP: Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
Số hiệu: | 23/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2015 |
Ngày công báo: | 16/03/2015 | Số công báo: | Từ số 357 đến số 358 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, Quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn cử như:
- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản.
- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
- Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 và thay thế Nghị định 79/2007/NĐ-CP , 04/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
1. Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
3. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.
1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định này thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc chứng thực chữ ký quy định tại các Điều 23, 24 và trường hợp không được chứng thực chữ ký tại Điều 25 của Nghị định này cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.
Tùy theo từng trường hợp, nội dung lời chứng được ghi theo mẫu quy định tại Nghị định này.
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.
1. Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.
1. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp yêu cầu chứng thực chữ ký phải xuất trình bản dịch và giấy tờ, văn bản cần dịch.
Khi thực hiện chứng thực, người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trên bản dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực; trường hợp nghi ngờ chữ ký trên bản dịch so với chữ ký mẫu thì yêu cầu người dịch ký trước mặt.
2. Đối với người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp mà tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và có yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch thì phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này; trừ trường hợp dịch những ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học nhưng thông thạo ngôn ngữ cần dịch;
c) Bản dịch đính kèm giấy tờ, văn bản cần dịch.
Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.
3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, tùy theo từng trường hợp, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và giấy tờ, văn bản được dịch không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký người dịch theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản dịch giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
4. Trường hợp người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự đồng thời là người thực hiện chứng thực tại các Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự phải cam đoan về việc đã dịch chính xác nội dung giấy tờ, văn bản; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
ISSUING COPIES FROM MASTER REGISTERS, AUTHENTICATION OF COPIES FROM ORIGINALS, AUTHENTICATION OF SIGNATURES
Section 1: Issuing copies from master registers
Article 16. Organizations and individuals entitled to request for issuance of copies from master registers
1. Organizations and individuals that are issued with originals
2. Legal representatives, persons authorized by organizations, individuals
3. Parents, children; spouses, sisters, brothers; successors to deceased holders of originals.
Article 17: Procedures for issuance of copies from master registers
1. Requesters for issuance of copies from master registers must present originals or any certified true copy of valid ID card or passport.
In case requesters for issuance of copies from master registers are those as defined in Clauses 2, 3, Article 16 hereof, presentation of any document approving relationship with holders of originals is required.
2. The agency or organization shall issue copies to requesters in reliance on master registers; information recorded in the copy must be exactly the same as that of the master register. In case the master register is not stored or the master register does not contain information as requested for the copy, the agency or organization shall be responsible for issuing a written reply to requesters.
3. In case requesters for issuance of copies from master registers submit their request by post, a certified true copy of the document as defined in Clause 1 of this Article, 01 (one) stamped envelop carrying full name and address must be enclosed.
4. Time limit for issuance of copies from master registers shall conform to the provisions set out in Article 7 hereof. In case a request for issuance of copies from master registers is submitted by post, the time limit for issuance shall be based on full receipt of eligible documents.
Section 2: AUTHENTICATION OF COPIES FROM ORIGINALS;
Article 18: Papers, documents as the basis for certification of true copies from originals
1. Originals of papers, documents issued by competent agencies, organizations;
2. Originals of papers, documents prepared by individuals with confirmation and seals from competent agencies, organizations;
Article 19. Responsibilities of requesters for certification of true copies and authenticating persons
1. Requesters shall be responsible for the information and eligibility of originals of papers, documents used as the basis for certification of copies as true; request for certification of true copies from originals of papers and documents as defined in Article 22 hereof is not permitted.
2. Authenticating persons shall be responsible for accuracy of copies versus originals
Article 20: Procedures for certification of true copies from originals
1. Requesters must present originals of papers and documents as the basis for certification of true copies and a copy to be certified as true.
In case originals of papers, documents that were issued, notarized or certified by a foreign competent agency or organization, they must be consular legalized according to the law before certification of true copies is performed except cases of exemption from consular legalization as prescribed in the International Agreement to which Vietnam is a signatory or according to the principle of reciprocity;
2. In case requesters present originals only, the agency or organization shall have them photocopied for authentication except the agency or organization has no means of photocoying.
3. Authenticating person shall examine originals and make comparison. If information of copies is the same as that of originals, originals of paper, documents other than as defined in Article 22 hereof, authentication shall be performed as follows:
a) Fully write testimonies for certification of true copies from originals according to the form as regulated;
b) Sign and write full name, affix seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book.
If a copy has at least two pages, testimonies should be written in the last page, or a copy has at least two sheets, a stamp must be affixed on its adjoining edges.
One or more copies that are authenticated from one original at the same time shall be noted in the book with only one authentication number.
Article 21: Extension of time limit for certification of true copies from originals
In case certification of true copies is done simultaneously from various kinds of originals or multi-page originals with multiple copies required and information of the primary document is so complicated and hard to check that the time limit as defined in Article 7 hereof can not be met, the agency that performs certification shall be permitted to extend a maximum of two working days or longer depending on a written agreement with the requester.
Article 22: Originals of papers, documents that can not serve as the basis for certification of true copies
1. Originals with information being erased, modified, added or cut arbitrarily;
2. Originals that are damaged, crushed with information being not identifiable.
3. Originals affixed with a 'confidential’ seal of a competent agency or affixed no seal but with a notice “photocopying is not permitted”.
4. Originals containing information going against the law and social ethics, information propagating war inciting, anti-Vietnamese socialist regime, distorting history of Vietnamese people, offending reputations, dignities, prestige and citizenship of organizations, individuals.
5. Originals that issued, notarized or certified by competent agencies from foreign countries without consular legalization as prescribed in Clause 1, Article 20 hereof.
6. Papers, documents prepared by individuals without confirmation and seals from competent agencies, organizations;
Section 3: AUTHENTICATION OF SIGNATURES
Article 23. Responsibilities of requesters and authenticating persons for authentication of signatures
1. Requesters for authentication of signatures shall be responsible for the information of papers, documents signed by themselves; any request for authentication of signatures on papers, documents containing information as defined in Clause 4, Article 22 and Clause 4, Article 25 hereof shall not be permitted.
2. Authenticating persons shall be responsible for accuracy of signatures of the requesters on related papers, documents.
Article 24: Procedures for authentication of signatures
1. Requesters for authentication of signatures must present the following papers, documents:
a) Originals or certified true copies of valid ID card or passport;
b) Papers and documents signed by themselves;
2. After carrying out the examination of the papers, documents submitted for authentication to find if they are adequate as prescribed in Clause 1 of this Article, to ensure requesters have a sound mind, be conscious and able to control their behaviors at the time of authentication and that the authentication is not defined in Article 25 hereof, the authenticating person shall ask the requester to sign signatures in public and do the followings:
a) Fully write testimonies for authentication of signatures according to the form as regulated;
b) Sign and write full name, affix seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book.
For papers, documents that have at least two pages, testimonies should be written in the last page, or have at least two sheets, a stamp must be affixed on its adjoining edges.
3. For the authentication of signatures that is performed at an agency that receives and returns responses according to the single-window system, the document-receiving official shall carry out the examination of papers, documents. Upon finding that the requester meets all conditions set out in Clause 2 of this Article, such requester is required to sign on the papers, documents that need authentication and hand it over to competent persons for authentication.
4. Procedures for authentication of signatures as defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be also applied in the following cases:
a) Authentication of signatures of multiple people on the same paper, document;
b) Authentication of signatures of resume declarant;
c) Authenticate signatures on papers and documents prepared by individuals according to the law provisions;
d) Authentication of signatures on power of attorney with respect to empowerment without pay and responsibilities undertaken by attorney in fact and bearing no relation to transfer of ownership of assets and real estate use rights.
Article 25: Authentication of signatures unaccepted
1. Requesters are not conscious and unable to control their behaviors.
2. Requesters present ID cards or passports that are invalid or falsified.
3. Papers, documents requested for authentication are found containing the information as defined in Article 22 hereof;
4. Papers, documents in the form of contracts except the cases defined in Point d, Clause 4, Article 24 hereof or otherwise as prescribed by the law.
Authentication of signatures as prescribed in Articles 23, 24 and the cases (authentication unaccepted) as defined in Article 25 hereof shall be also applied with respect to authentication of append fingerprints in case requesters are unable to sign.
Depending on specific case, testimonies to be recorded must conform to the forms as set out hereof.
Section 4: Translators and authentication of translators’ signatures;
Article 27. Qualifications translators
1. Have adequate civil capacity as required by the law;
2. Have a degree (at least bachelor’s degree or university degree) in a foreign language as target language.
For an unpopular language in which the translator has no bachelor's degree or university degree as prescribed in this Clause, proficiency must be proved.
Article 28. Free-lance translators
1. Any person who qualifies and meets the conditions as prescribed in Article 27 hereof shall be recruited to work as a free-lance translator for the Justice Office throughout the country. The Justice Office shall be responsible for examining qualifications of free-lance translators, preparing the lists of free-lance translators for submission to the Services of Justice for approval.
2. Based on the lists of free-lance translators approved by the Services of Justice, the Justice Office shall post them up at the head office of the Justice Office as reference for requesters.
3. A free-lance translator working for the Justice Office must sign a freelance contract with the Justice Office in which the responsibilities of the translator for content and quality of the translation must be set out.
Article 29. Registration for specimen signature
A free-lance translator working for the Justice Office must register specimen signature at the Justice Office. When registering specimen signature, the translator must submit a request form for a specimen signature and sign three specimen signatures on the request form in front of the head of the Justice Office.
Article 30. Responsibilities of translators and persons who authenticate signatures of translators
1. Translators shall be responsible to clients, agencies or organizations that perform authentication for accuracy of the translation; shall be not allowed to translate papers, documents defined in Article 32 hereof to request authentication of signatures of translators.
2. Authenticating persons shall be responsible for accuracy of signatures of translators on the translation.
Article 31: Procedures for authentication of signatures of translators
1. Freelance translators of the Justice Office that request authentication of signatures must present the translation and papers, documents that need translation.
When carrying out authentication, the authenticating person must check signature on the translation against the specimen signature before authentication is done; In case of any suspicion of a fake signature, the translator is required to sign again in front of the authenticating person.
2. For any translator who is not a freelancer of the Justice Office and requests authentication of signatures on the translation translated by himself and for his personal purposes, the following papers must be presented:
a) Originals or certified true copies of valid ID card or passport;
b) Originals or copies from master registers, certified true copies of the papers, documents as defined in Clause 2, Article 27 hereof except translation into an unpopular language that requires proficiency rather than degrees.
c) The translation enclosed with papers, documents that need translation;
Requesters for authentication must sign signatures in front of the authenticating person except otherwise as prescribed in Clause 3, Article 24 hereof.
3. The authenticating person shall carry out the examination of the papers, documents submitted for authentication. Upon finding papers, documents as prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article are adequate, or papers, documents to be translated are not defined in the provisions set out in Article 32 hereof, authentication shall be carried out as follows:
a) Fully write testimonies for authentication of signatures of translators according to the form as regulated;
b) Sign and write full name, affix seal of the agency that performs authentication and record it in the authentication book.
For any translation version that has at least two pages, testimonies should be written in the last page, or has at least two sheets, a stamp must be affixed on its adjoining edges.
4. In case a translator is a diplomat, a consul and at the same time an authenticating person in the representative agency, such diplomat, consul must guarantee accuracy of the translation; sign, write full name and affix seal of the representative agency.
Article 32: Papers, documents that can not translated for authentication of signatures
1. Papers, documents with information being erased, modified, added or cut arbitrarily;
2. Papers, documents that are damaged, crushed with formation being not identifiable.
3. Papers, documents affixed with 'confidential’ seal of a competent agency or affixed no seal but with a notice “photocopying is not permitted”.
4. Papers, documents containing the information as defined in Clause 4, Article 22 hereof;
5. Papers, documents that issued, notarized or certified by competent agencies from foreign countries without consular legalization as prescribed in Clause 1, Article 20 hereof.
Article 33: Time limit for authentication of signatures of translators
Time limit for authentication of signatures of translators must conform to the provisions set out in Article 27 hereof, or may be extended according to an agreement with the requester.