- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đăng kiểm (41)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Hóa đơn (24)
Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?
1. Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không? Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?
1.1. Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?
1.1.1. Công chứng là gì?
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Trong đó:
- Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
- Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1.1.2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
- Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.
- Giá trị pháp lý của văn bản công chứng:
+ Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
+ Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
(Khoản 4 Điều 2, Điều 5 Luật Công chứng 2014)
1.1.3. Các loại giao dịch nào phải công chứng?
Có hai loại giao dịch phải công chứng theo quy định của pháp luật, đó là:
- Các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền tài sản khác đối với bất động sản, như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, thuê mua...
- Các giao dịch liên quan đến quyền thừa kế hoặc di sản, như di chúc, thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo hợp đồng...
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có thể tự nguyện yêu cầu công chứng cho các loại hợp đồng, giao dịch khác không thuộc trường hợp bắt buộc công chứng.
Để thực hiện công chứng, người yêu cầu công chứng cần mang theo các giấy tờ liên quan đến giao dịch, như giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD, hộ chiếu...), giấy tờ về tài sản (sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...), giấy tờ về tình trạng hôn nhân (giấy kết hôn, giấy ly hôn...), giấy tờ về di sản (giấy khai tử, giấy xác nhận di sản...). Ngoài ra, người yêu cầu công chứng còn phải trình bày rõ ý muốn của mình và của các bên liên quan đến giao dịch.
Công chứng viên sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ và nội dung của giao dịch. Sau khi xác minh xong, công chứng viên sẽ lập biên bản công chứng và ký tên vào biên bản. Người yêu cầu công chứng và các bên liên quan cũng phải ký tên vào biên bản để xác nhận sự đồng ý của mình. Biên bản công chứng có giá trị pháp lý từ ngày được ký.
1.1.4. Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:" 1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng."
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:
Giải thích từ ngữTrong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch....
Đồng thời, căn cứ theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký:
Điều 15. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Từ các quy định trên, có thể thấy sơ yếu lý lịch sẽ không thực hiện việc công chứng mà sẽ thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc bắt buộc phải chứng thực sơ yếu lý lịch khi đi xin việc do đó việc này phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng.
1.2. Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
......
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
....
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
.......
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Thông qua quy định trên, việc làm sơ yếu lý lịch hay nói cách khác là chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch được thực hiện tại các địa điểm sau:
- Ủy ban nhân dân (UBND) phường/xã nơi người dân cư trú đang cư trú: Đây là địa điểm phổ biến nhất để làm sơ yếu lý lịch.
- Phòng Tư pháp cấp huyện.
- Phòng công chứng: Trên thực tế, chi phí làm sơ yếu lý lịch tại đây cao hơn so với UBND hoặc Phòng Tư pháp, nhưng thời gian làm việc nhanh hơn.
2. Phân biệt Sơ yếu lý lịch và CV xin việc mới nhất
Sơ yếu lý lịch và CV là 02 giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin việc và chúng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế thì lại có khá nhiều người vẫn đang cho rằng sơ yếu lý lịch chính là CV và ngược lại. Để chấm dứt sự nhầm lẫn tai hại này, chúng ta hãy cùng phân tích 3 điểm khác biệt cơ bản giữa 02 loại tài liệu này.
2.1 Khác về nội dung:
Như đã nêu ở trên, một bản sơ yếu lý lịch tự thuật sẽ gồm 4 phần chính:
Thông tin cá nhân
Thông tin về các thành viên trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, em)
Quá trình học tập, làm việc
Khen thưởng đạt được và kỷ luật (nếu có)
Sơ yếu lý lịch bao gồm cả thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử
Sơ yếu lý lịch bao gồm cả thông tin cá nhân, gia đình và tiểu sử (Ảnh minh hoạ)
CV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Curriculum Vitae và cũng có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, xét về nội dung thì cả 2 hoàn toàn không giống nhau. Trong một bản CV, chúng ta sẽ chỉ có những nội dung sau:
Thông tin cá nhân của ứng viên bao gồm: Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số điện thoại, nơi ở hiện tại, email.
Trình độ học vấn, chuyên ngành.
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Sở trường, các hoạt động đã từng tham gia.
Mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian tới.
Tóm lại: Nội dung của CV tập trung vào các thông tin liên quan đến công việc ứng tuyển của ứng viên. Xét về mặt mục đích thì có thể coi CV như là một tờ đơn quảng cáo những điểm mạnh, điểm thích hợp của bạn đến với nhà tuyển dụng.
Các cơ quan, công ty cũng sẽ dựa vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn viết trong CV để quyết định xem bạn có là người mà họ cần hay không.
Trong khi đó, bản sơ yếu lý lịch lại tập trung về tiểu sử và nhân thân. Nói cách khác, CV cung cấp thông tin về năng lực, còn sơ yếu lý lịch là một bản cam kết về con người của ứng viên.
2.2 Khác về độ dài
Từ những nội dung cần có trong 02 loại giấy tờ thì có thể thấy độ dài của CV sẽ ngắn hơn khá nhiều so với sơ yếu lý lịch. Và thực tế thì độ dài của CV cũng chỉ nên vừa trong một mặt giấy A4 để người xem dễ dàng bao quát thông tin của bạn.
Ngược lại, do cần trình bày nhiều thông tin nên độ dài của sơ yếu lý lịch sẽ cần khoảng 03 - 04 trang A4. Có trường hợp thậm chí lên tới 06 - 07 trang hoặc dài hơn khi gia đình có nhiều thành viên và lý lịch phức tạp.
2.3 Khác về trạng thái
Nhìn chung, các thông tin trong sơ yếu lý lịch ít khi cần thay đổi, điều chỉnh. Trong một khoảng thời gian, bạn có thể viết nhiều bản, mang đi chứng thực cùng lúc để tiết kiệm thời gian nếu bạn đang muốn gửi hồ sơ đi nhiều nơi hoặc bạn hay nhảy việc.
Trái ngược với điều đó, thông tin trong CV thì lại hay có sự thay đổi. Bạn sẽ cần cập nhập liên tục dựa theo kinh nghiệm làm việc và vị trí mình hướng tới.
Thông thường, khi nhận được hồ sơ, các nhà tuyển dụng sẽ xem xét sơ yếu lý lịch của ứng viên. Qua đó, họ sẽ không chỉ tìm hiểu về các thông tin cá nhân, gia đình mà còn đánh giá được tính cách của bạn nhờ sự chỉn chu, cách trình bày... trong tờ khai.
Chính vì thế, dù chỉ là điền thông tin vào bản sơ yếu lý lịch in sẵn thì bạn cũng nên cố gắng làm sao cho thật gọn gàng, khoa học và nổi bật lên điểm mạnh của bản thân. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nghiêm túc và nhiệt huyết của bạn đối với vị trí này.
Sơ yếu lý lịch và CV khác nhau cả về nội dung, độ dài và trạng thái thông tin. Cho nên cách viết sơ yếu lý lịch không thể áp dụng khi viết CV và ngược lại cũng thế.
3. Sơ yếu lý lịch có được đánh máy không? Mẫu sơ yếu lý lịch đánh máy chuẩn mới nhất
3.1. Sơ yếu lý lịch có được đánh máy không?
Sơ yếu lý lịch tự thuật hay lý lịch trích ngang là một bản khai thông tin cá nhân, bao gồm các thông tin về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tích và các thông tin khác liên quan đến quá trình học tập và làm việc của ứng viên để nhà tuyển dụng nắm được.
Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ quan trọng và được người lao động gửi kèm nhà tuyển dụng trong bộ hồ sơ xin việc. Đây là giấy tờ bắt buộc phải có bởi nó cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản nhất về ứng viên như tên tuổi, địa chỉ, quê quán, quá trình học tập, trình độ học vấn, thân nhân - gia đình, thành tích, và nhiều thông tin cá nhân khác. Sơ yếu lý lịch có thể được viết tay hoặc đánh máy, tùy theo yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng, hoặc đôi khi là vị trí mà người lao động ứng tuyển.
Sơ yếu lý lịch thường bị nhầm lẫn với CV (Curriculum Vitae) xin việc. Tuy nhiên, Sơ yếu lý lịch thường mang tính bao quát và chứa nhiều thông tin hơn một mẫu CV thông thường. Trong khi Sơ yếu lý lịch có cả thông tin về nhân thân và các thông tin thiên về tiểu sử, thì CV xin việc tập trung vào kinh nghiệm làm việc và các hoạt động cụ thể, giải thưởng của ứng viên.
3.2. Mẫu sơ yếu lý lịch đánh máy chuẩn mới nhất
3.2.1. Các mẫu sơ yếu lý lịch theo quy định mới nhất:
a) Mẫu số 1:
Tải đầy đủ mẫu số 1:
Ảnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
SƠ YẾU LÝ LỊCH
TỰ THUẬT
I. THÔNG TIN BẢN THÂN.
1. Họ và tên (chữ in hoa) ………………………………………..Nam/ Nữ ….…….……........
2. Sinh ngày……tháng …..năm …………Nơi sinh ……………..………………………........
3. Nguyên quán ……………………………………………………………………………......
4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ……………………………..………………………..........
5. Chỗ ở hiện nay ……………………………….………………………………………..........
6. Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………...........
7. Dân tộc ………………………….Tôn giáo ……………….……………………………......
8. Số CCCD/CMND…………………..cấp ngày .…/…./……...nơi cấp…………..….………....
9. Trình độ văn hóa…………………………………….………………………………............
10. Kết nạp Đoàn TNCS HCM…….../……./…….. tại …………..………………...……........
11. Kết nạp Đảng CSVN..…../……./….…….. tại………………………………….……........
12. Khen thưởng/ Kỷ luật:………………….……………..……………………………….......
13. Sở trường:……………………………………………………………………………….....
II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH (Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột)
1. Họ và tên cha: …………………………………… Năm sinh: …..…………………........
- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….……………………………………………......
- Cơ quan công tác : …………………………………………………………………….........
- Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….………………………........
2. Họ và tên mẹ: ………………………….………… Năm sinh: …………….………........
- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….…………………………………………….....
- Cơ quan công tác : ……………………………………………………………………........
- Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….………………………........
3. Họ và tên Anh/chị em ruột: ……………………………. Năm sinh: ………………......
- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….…………………………………………….....
- Cơ quan công tác: ……………………………………………………………………….....
4. Họ và tên Anh/chị em ruột: …………………………. Năm sinh: …………………......
- Nghề nghiệp hiện nay: ……………………….………………………………………….....
- Cơ quan công tác : ……………………………………………………………………........
5. Họ và tên Anh/chị em ruột: …………………………. Năm sinh: …………………......
- Nghề nghiệp hiện nay: …………………….…………………………………………….....
- Cơ quan công tác : ……………………………………………………………………........
III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.
Từ tháng năm đến tháng năm |
Tên trường hoặc cơ sở đào tạo |
Ngành học |
Hình thức đào tạo |
Văn bằng chứng chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Từ tháng năm đến tháng năm |
Đơn vị công tác |
Chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan bản khai sơ yếu lý lịch trên đúng sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
Tp……..………, ngày ……tháng ……năm 20..…
Xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… |
Người khai (ký và ghi rõ họ tên)
………………………… |
b) Mẫu số 2:
Tải đầy đủ mẫu số 2:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do- Hạnh phúc |
SƠ YẾU LÝ LỊCH
I. THÔNG TIN BẢN THÂN.
1. Họ và tên (chữ in hoa) ………………………………………..Nam/ Nữ ……………………
2. Họ tên thường dùng: …………………………………………………………………………..
3. Sinh ngày…………tháng…………..năm ………………
4. Nơi sinh: ……………………………………………………….……………………………….
5. Nguyên quán:……………………………………………………………………………………
6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………
7. Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………
8. Điện thoại liên hệ:……………………………Email:… ……………………………………….
9. Dân tộc ………………………….Tôn giáo ……………….…………………………………...
10. Thành phần gia đình: …………………………………………………………………………
11. Số CMND/CCCD…………………..cấp ngày .…/…./……...nơi cấp…………..….………...
12. Trình độ chuyên môn:
12.1. Đại học:
Ngành:……………..Chuyên ngành:…………………….Nơi đào tạo:…………………………...
12.2. Thạc sĩ:
Ngành:……………..Chuyên ngành:…………………….Nơi đào tạo:…………………………...
12.3. Tiến sĩ:
Ngành:……………..Chuyên ngành:…………………….Nơi đào tạo:…………………………...
13. Trình độ ngoại ngữ:…………………….. Tin học:……………………………………………
14. Trình độ lý luận chính trị:……………………………………………………………………..
15. Ngày Đoàn TNCS HCM…….../……./…….. ….……………….…………….…...……........
16. Ngày vào Đảng CSVN..…../……./….…….. Chính thức:..…………….………….……........
17. Cơ quan công tác hiện nay (nếu có):…………………………………………………………..
18. Chức vụ hiện nay (nếu có):…………………………………………………………………….
19. Học vị, học hàm, danh hiệu Nhà nước phong tặng:…………………..năm:………………….
20. Khen thưởng:…………………………………………………………………………………..
21. Kỷ luật:………………….……………..……………………………….......
22. Sở trường:………………………………………………………………………………..........
II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH (Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột)
Quan hệ |
Họ và tên |
Năm sinh |
Nghề nghiệp |
Nơi công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG.
Từ tháng năm đến tháng năm |
Tên trường hoặc cơ sở đào tạo |
Ngành học |
Hình thức đào tạo |
Văn bằng chứng chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Từ tháng năm đến tháng năm |
Đơn vị công tác |
Chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan bản khai sơ yếu lý lịch trên đúng sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
……..………, ngày ……tháng ……năm 20..…
Xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… |
Người khai (ký và ghi rõ họ tên)
………………………… |
c) Mẫu số 03:
Tải đầy đủ mẫu số 3:
Mẫu SYLL – DOLAB-GIZ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên khai sinh (viết chữ IN HOA): ………………………..
- Tên thường gọi……………………………..……………………
- Giới tính: Nam □ nữ □……………………………………….
- Ngày sinh: ............../.........../ ……………………………………. Tình trạng hôn nhân: Độc thân □ Đã kết hôn □ Đã ly hôn □
- Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………. .
……………………………………………………………..………
- Nơi ở hiện nay (ghi cụ thể số nhà, thôn, xóm, phố): ............................................. …......
………………………..………………………………………………………………...
- Số CMND: …………… …...Ngày cấp……………Nơi cấp:….……………….….….
- Số điện thoại (ghi rõ mã vùng):
Nhà riêng:.......................... Cơ quan: ..................... Di động:…………………......
- Dân tộc: ......................................................... Tôn giáo: ........................................ ........
- Trình độ chuyên môn: ............................................................................................. ........
- Trình độ ngoại ngữ:…………………………………………………………….........
- Trình độ tin học:………………………………………………………………..........
- Công việc đang làm: .............................................................................................. ........
....................................................................................................................................... ........
- Nơi làm việc: ............................................................................................................ ........
- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: ........................;Ngày chính thức:........................
- Tình trạng sức khoẻ: ................................................................................................. ........
- Khen thưởng:………………………………………………………….…………..
- Kỷ luật (Đảng, chính quyền, đoàn thể): .................................................................. ........
………………………………………………………………………………………
QUAN HỆ GIA ĐÌNH
- Họ và tên cha: .......................................................................... Năm sinh ......... ........
+ Nghề nghiệp, chức vụ: ................................................................................. ........
+ Nơi công tác: …………………………………………………………………
+ Nơi cư trú: ..................................................................................................... ........
- Họ và tên mẹ: ........................................................................... Năm sinh ......... ........
+ Nghề nghiệp, chức vụ: .................................................................................. ........
+ Nơi công tác: …………………………………………………………………
+ Nơi cư trú: ..................................................................................................... ........
- Họ và tên vợ (chồng): .............................................................. Năm sinh ......... ........
+ Hộ khẩu thường trú:.......................................................... .......................... ........
+ Nơi cư trú: ..................................................................................................... ........
+ Nghề nghiệp, chức vụ: ................................................................................. ........
+ Nơi làm việc: ................................................................................................ ........
+ Đảng viên (nếu có): ...................................................................................... ........
- Họ và tên các con, năm sinh, nơi cư trú (nếu có): .............................................. ........
.................................................................................................................................. ........
.................................................................................................................................. ........
.................................................................................................................................. ........
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, CÔNG TÁC
(từ năm 18 tuổi đến nay)
Từ tháng ........ năm ........... đến tháng ........ năm ............ |
Làm công việc, giữ chức vụ gì? tại cơ quan, bệnh viện nào? ở đâu? |
Từ ……..................………….. |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
................................................... |
..................................................................... |
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc trường Cao đẳng, Đại học nơi đang học
…………Ngày ....... tháng năm 2014
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
3.2.2. Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch xin việc chính xác nhất như thế nào?
Việc viết sơ yếu lý lịch xin việc đòi hỏi sự chính xác, trung thực và chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo cách điền sơ yếu lý lịch xin việc như sau:
- Họ và tên: Đây là phần bạn cần viết in hoa. Nội dung này phải trùng khớp với thông tin trên các giấy tờ tùy thân như CMND,CCCD.
- Giới tính: Giới tính sinh học là nam ghi “nam” và nếu bạn là nữ ghi “nữ”.
- Ngày tháng năm sinh: Bạn cần ghi đúng thông tin ngày tháng năm sinh trùng khớp với thông tin trong giấy tờ tùy thân.
- Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về số nhà, đường, ấp (khu phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.
- Nơi ở hiện tại: Khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện; tỉnh, thành phố nào.
- Số điện thoại: Hãy điền 1 số điện thoại bạn đang dùng và dễ dàng liên hệ nhất.
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn cần ghi rõ về thông tin địa chỉ, số điện thoại của người có thể báo tin khi không liên hệ được với bạn. Ở đây nên là thông tin của người thân trong gia đình như bố, mẹ hoặc anh chị em.
- Nguyên quán: Ghi theo nguyên quán trên CMND hoặc CCCD.
- Dân tộc: Hãy viết tên dân tộc theo giấy tờ tùy thân. Ví dụ: dân tộc Kinh.
- Tôn Giáo: Ghi rõ tôn giáo mà mình đang theo. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì bạn điền là “Không”. Chính thác hơn nên đối chiếu thông tin theo giấy tờ tùy thân.
- Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Điền thông tin thành phần gia đình bạn. Ví dụ: công nhân, công chức, viên chức, nhà báo…
- Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi những bằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà bạn có, đã và đang theo học chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ; Bằng IELTS 6.0, …
- Hoàn cảnh gia đình: Khai họ tên cha, mẹ (Hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Ở mục này, cần ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của từng người.
- Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương). Nếu chưa vào Đảng thì bạn có thể bỏ qua không điền.
- Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này có trong sổ Kết nạp Đoàn nhé.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân viết theo loại văn bằng mà mình được cấp. Hãy ghi rõ bạn học chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức và đừng quên liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan.
- Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.
- Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Nếu không có bạn có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.
- Cách điền phần nhân thân: Bạn điền đầy đủ họ tên theo chứng minh thư/giấy khai sinh của những người thân trong gia đình.
- Quá trình hoạt động của bản thân: Từ tháng năm đến tháng năm Làm công tác gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì?
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì mỗi mẫu sẽ có cách điền và thông tin yêu cầu khác nhau.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu?
Rất nhiều người có thắc mắc rằng sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu trước khi không thể được sử dụng nữa. Thực tế, toàn bộ các loại giấy tờ như lý lịch trích ngang hay các bản sao của những loại giấy tờ tùy thân khác như: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy phép lái xe,... đều chỉ có thời hạn 6 tháng sử dụng hợp pháp kể từ ngày được công chứng thành công theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Sau khoảng thời gian này, bất cứ giấy tờ nào đã được công chứng đi chăng nữa đều không còn hiệu lực và không thể sử dụng cho bất kỳ trường hợp nào.
4.2. Sơ yếu lý lịch công chứng có công chứng giùm được không?
Sơ yếu lý lịch công chứng cần có hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của người yêu cầu công chứng. Sau khi công chứng thành công thì bên thẩm quyền cũng sẽ yêu cầu người công chứng ký tên xác nhận vào sơ yếu lý lịch. Do vậy, để trả lời cho câu hỏi sơ yếu lý lịch công chứng dùm được không thì hoàn toàn là không thể.
4.3. Sơ yếu lý lịch công chứng ở xã, tỉnh khác được không?
Sơ yếu lý lịch công chứng ở xã hay tỉnh khác đều được. Vì trong quy định của Nhà nước thì chỉ cần nơi công chứng có đủ thẩm quyền và được cấp giấy phép hoạt động thì có thể thực hiện công chứng giấy tờ cho người yêu cầu.
4.4. Chi phí công chứng sơ yếu lý lịch?
Theo đó, lệ phí chứng thực chữ ký trên sơ yếu lý lịch được quy định cụ thể như sau: Tại UBND cấp xã và phòng Tư pháp: 10.000 đồng/trường hợp. Tại các văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động: 10.000 đồng/trường hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- 03 mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn quy định mới nhất 2025
- Sơ yếu lý lịch có được đánh máy không? Mẫu sơ yếu lý lịch đánh máy chuẩn mới nhất 2025
- Phân biệt Sơ yếu lý lịch và CV xin việc mới nhất 2025
- Xác nhận sơ yếu lý lịch cần giấy tờ gì? Có cần sổ hộ khẩu không?
- Xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu? Xác nhận sơ yếu lý lịch có cần về quê không?