Lý thuyết Tin học 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 11 Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet   hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 11.

1 11,890 20/09/2024


Lý thuyết Tin học 11 Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

A. Lý thuyết Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

1. Phần mềm nguồn mở

a. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng

- Phần mềm thương mại (commercial software) là phần mềm để bán, thường đóng mã nguồn.

- Phần mềm tự do (free software) là phần mềm miễn phí và được sử dụng tự do.

- Phần mềm nguồn mở (open-source software) là phần mềm có thể sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo giấy phép được quy định. Inkscape, GĪMP, Python là một số phần mềm nguồn mở được sử dụng trong bộ sách giáo khoa này.

b. Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở

- Phần mềm thương mại chỉ được cài trên một số lượng máy tính nhất định và người dùng cần tuân thủ giấy phép sử dụng.

- Phần mềm nguồn mở cần có giấy phép để giải quyết mâu thuẫn giữa quy định bản quyền và quyền sử dụng. Giấy phép cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi các quy định bản quyền.

- Giấy phép còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như miễn trừ bảo hành, tác giả và sửa đổi phần mềm. Giấy phép công cộng GNU GPL là giấy phép phổ biến nhất trong các giấy phép phần mềm nguồn mở.

- Giấy phép GNU GPL 3.0 có nội dung đáng chú ý như sao chép và phân phối phần mềm, sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện công bố mã nguồn phần sửa đổi và áp dụng giấy phép GNU.

2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở

- Phần mềm nguồn mở là cơ hội cho người sử dụng có nhu cầu giải quyết vấn đề phần mềm với chi phí đầu tư thấp.

- Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực của tin học đều có các phần mềm nguồn mở có thể thay thế được các phần mềm nguồn đóng.

- Phần mềm thương mại có hai loại:

+ Phần mềm "đặt hàng" được thiết kế theo yêu cầu của từng khách hàng và được bảo hành theo hợp đồng, ví dụ phần mềm điều khiển dây chuyền lắp ráp hay phần mềm đặt xe trên thiết bị di động của các hãng taxi.

+ Phần mềm "đóng gói" được thiết kế dựa trên yêu cầu chung của nhiều người và được viết rất hoàn chỉnh kèm theo công cụ cài đặt tự động giúp dễ sử dụng. Người bán không có trách nhiệm sửa chữa nâng cấp theo yêu cầu của từng người dùng nhưng có thể nâng cấp định kì, ví dụ Photoshop hay Microsoft Word.

- Phần mềm nguồn mở không thể thay thế phần mềm thương mại vì mỗi phần mềm nguồn mở đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người, trong khi nhu cầu riêng phong phú hơn rất nhiều và chỉ phần mềm "đặt hàng" mới có thể đáp ứng được.

- Phần mềm thương mại đem lại nguồn tài chính chủ yếu để duy trì các tổ chức làm phần mềm.

- Người dùng phần mềm thương mại dễ bị lệ thuộc vào nhà cung cấp về giải pháp và hỗ trợ kĩ thuật vì thường liên quan đến giải pháp riêng của người cung cấp.

3. Phần mềm chạy trên Internet

- Phần mềm chạy trên Intemet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy.

- Phần mềm chạy trên Internet (phần mềm trực tuyến) rất phổ biến, ví dụ như phần mềm mạng xã hội, thư điện tử và các ứng dụng mua sắm trên mạng,...

- Lợi ích của các phần mềm trực tuyến là có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet, chi phí rẻ hoặc không mất phí.

- Ví dụ: Google cung cấp nhiều phần mềm trực tuyến, ví dụ như Google Docs, Google Sheets, Google Slides, có thể thay thế cho Word, Excel hay PowerPoint của Microsoft.

- Để sử dụng được các phần mềm trực tuyến của Google, cần có tài khoản Google và truy cập trang docs.google.com, sheets.google.com, slides.google.com.

- Khi truy cập trang docs.google.com để soạn thảo văn bản, người dùng có thể sửa các văn bản đã có hoặc tạo mới, văn bản sẽ được lưu tự động trên không gian lưu trữ của người dùng trên đám mây của Google.

Sơ đồ tư duy Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

Lý thuyết Tin học 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet (ảnh 1)

B. Bài tập Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet

Câu 1: Quan niệm nào sau đây sai về copyleft:

A. Được đưa ra dựa trên copyright

B. Nghĩa vụ phân phối và cho phép truy xuất công khai các tác phẩm phái sinh

C. Người sở hữu quyền cấp quyền để: sử dụng, sữa đổi, phân phối lại

D. Tồn tại giấp phép copyleft cho cả phần mềm, âm nhạc và nghệ thuật

Câu 2: Nếu bạn viết 1 chương trình áp dụng giấy phép GNU–GPL thì bạn cấn đính kèm những thông báo đi cùng phần mềm ở đâu:

A Một thông báo độc lập đi kèm

B Đính kèm vào phần đầu của tập tin mã nguồn (dưới dạng ghi chú)

C Đính kèm vào phần cuối của tập tin mã nguồn (dưới dạng ghi chú)

D Cả 3 phương pháp trên đều đúng

Câu 3: Giấy phép BSD - Berkeley System Distribution Licenses được sử dụng lần đầu tiên cho phân mềm nào?

A Free BSD

B BSD Unix

C Net BSD

D Unix

Câu 4: Giấy phép mã nguồn mở là tập hợp các quy tắc đòi hỏi ai là người phải tuân theo :

A Người sáng chế ra phần mềm mã nguồn mở.

B Nhà bảo hành phần mềm mã nguồn mở.

C Người sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

D Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Tổ chức OSI - Open Source Initiative là một tổ chức như thế nào ?

A Là một tổ chức phần mềm nguồn mở, trực tiếp phát triển các dự án phần mềm nguồn mở

B Là một tổ chức phi lợi nhuận mà mục đích của nó là thúc đẩy sự phát triển phần mềm nguồn mở.

C Hoạt động quan trọng nhất của tổ chức này là xem xét phê duyệt giấy phép mã nguồn mở

D Câu b và c

Câu 6: Tổ chức FSF là tổ chức

A Phần mềm mã nguồn mở

B Phần mềm tự do

C Quỹ phần mềm nguồn mở

D Phần mềm miễn phí

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là phát biểu đúng

A Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm tự do

B Phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng được sửa mã nguồn

C Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm miễn phí

D Phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng được tự do chia sẻ cho người khác

Câu 8: Câu nào sau đây không phải là ưu điểm của mã nguồn mở

A Phần mềm mã nguồn mở cung cấp kèm mã nguồn

B Phần mềm mã nguồn mở giúp cân bằng giá, chống độc quyền

C Phần mềm mã nguồn mở không phải mất tiền mua

D Phần mềm mã nguồn mở có độ ổn định cao

Câu 9: Câu nào sau đây là đúng

A Phần mềm mã nguồn mở không mang lại lợi nhuận

B Phần mềm mã nguồn mở không cho phép phân phối lại

C Phần mềm mã nguồn mở không có bản quyền

D Phần mềm mã nguồn mở không có bảo hành

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với các giấy phép mã nguồn mở

A Các loại giấy phép đều có cơ chế bảo vệ quyền của tác giả ban đầu

B Các loại giấy phép đều yêu cầu không được thay đổi nội dung giấy phép

C Có giấy phép yêu cầu phải sử dụng cùng loại giấy phép với sản phẩm phái sinh

D Không giấy phép nào cấm người dùng sửa đổi chương trình

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 4: Bên trong máy tính

Lý thuyết Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số

Lý thuyết Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet

Lý thuyết Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet

Lý thuyết Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí

1 11,890 20/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: