Lý thuyết Tin học 11 Bài 11 (Kết nối tri thức): Cơ sở dữ liệu

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 11 Bài 11: Cơ sở dữ liệu hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 11.

1 27,072 20/09/2024


Lý thuyết Tin học 11 Bài 11: Cơ sở dữ liệu

A. Lý thuyết Cơ sở dữ liệu

1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học

a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu

- Thói quen cá nhân khi lưu trữ có thể dẫn đến sự không nhất quán của dữ liệu.

- Lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở có thể được thực hiện dễ dàng trên máy tính.

- Không cần lưu trữ bảng điểm lớp học, chỉ cần ghép các bảng điểm môn học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sờ bằng cách ghép các bảng điểm môn học

- Việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính cần tổ chức để hạn chế trùng lặp và khắc phục lỗi không nhất quán.

b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu

- Việc lưu trữ dữ liệu liên quan chặt chẽ đến việc khai thác thông tin nhờ phần mềm ứng dụng.

- Các phần mềm cần hỗ trợ cập nhật dữ liệu điểm và khai thác thông tin.

- Các thành phần cần có của phần mềm bao gồm: cập nhật điểm môn học, quản lí danh sách lớp học và lập bảng điểm lớp học.

- Giải pháp lưu trữ đơn giản nhất là sử dụng hệ thống tệp văn bản (text) khi viết các mô đun phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình, ví dụ như Python.

- Khi viết mỗi mô đun phần mềm, người lập trình cần biết cấu trúc của tệp dữ liệu để đọc và tách các thành phần tương ứng.

- Thay đổi cấu trúc dữ liệu đòi hỏi chỉnh sửa các mô đun phần mềm liên quan.

- Sự phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu dẫn đến việc sửa đổi phần mềm khi thay đổi cách lưu trữ dữ liệu, gây mất thời gian và công sức.

- Việc tổ chức dữ liệu độc lập để phần mềm không cần biết chi tiết về cách lưu trữ là một trong các ý tưởng của khoa học cơ sở dữ liệu.

2. Cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bàn

a) Khái niệm CSDL

- Việc lưu trữ dữ liệu phải độc lập cần được xem xét khái quát. Việc này giúp giảm thời gian và công sức trong việc khai thác dữ liệu, tránh phụ thuộc giữa dữ liệu và phần mềm.

- CSDL là tập hợp các dữ liệu liên quan, được lưu trữ có tổ chức trên hệ thống máy tính.

- Ví dụ về CSDL là bảng điểm các môn học hoặc thông tin tài khoản ngân hàng gồm tên chủ tài khoản, số căn cước công dân và số dư trong tài khoản.

b) Một số thuộc tính cơ bản của CSDL

- Tính không dư thừa: giới hạn lưu trữ dữ liệu trùng lặp và thông tin dễ dàng thu được từ khai thác dữ liệu được gọi là tính không dư thừa của CSDL.

- Tính độc lập dữ liệu: CSDL được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích quản lý và không phụ thuộc vào cách tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu cụ thể.

- Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu phải tuân thủ các ràng buộc cụ thể của thực tế.

- Tính nhất quán: dữ liệu phải được đảm bảo đúng đắn sau khi cập nhật và tránh sự cố làm ảnh hưởng đến tính nhất quán của dữ liệu.

- Tính bảo mật và an toàn: dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn truy cập trái phép và đảm bảo khôi phục dữ liệu dù có sự cố xảy ra.

Sơ đồ tư duy Cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Tin học 11 Bài 11 (Kết nối tri thức): Cơ sở dữ liệu (ảnh 1)

B. Bài tập Cơ sở dữ liệu

Câu 1: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây?

A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ

D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.

Câu 2: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là:

A. Ngôn ngữ lập trình Pascal

B. Ngôn ngữ C

C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán

D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL

Câu 3: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu

B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL

C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL

D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL

Câu 4: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:

A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin

B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin

C. Ngôn ngữ SQL

D. Ngôn ngữ bậc cao

Câu 5: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu

B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL

C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo…

D. Câu A và C

Câu 6: Các thuộc tính khóa là

A. Các thuộc tính không được chứa trong khóa

B. Các thuộc tính khoá

C. Các thuộc tính không khóa.

D. Các phần tử của khóa.

Câu 7: Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là:

A. Tính toàn vẹn của dữ liệu.

B. Phản ánh trung thực thế giới hiện thực dữ liệu

C. Tính độc lập của dữ liệu.

D. Tính phụ thuộc dữ liệu.

Câu 8: Quá trình tách không làm tổn thất thông tin theo nghĩa:

A. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối tự nhiên

B. Quan hệ gốc được khôi phục chính xác từ các quan hệ chiếu.

C. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối

D. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép chiếu và chọn

Câu 9: Mục tiêu của phép tách lược đồ quan hệ là:

A. Nhằm thực hiện các phép lưu trữ dễ dàng.

B. Nhằm tối ưu hoá truy vấn

C. Nhằm loại bỏ các dị thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ.

D. Nhằm thực hiện các phép tìm kiếm.

Câu 10: Cần thiết phải chuẩn hoá dữ liệu vì:

A. Giá trị khoá nhận giá trị null hay giá trị không xác định.

B. Khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện các dị thường thông tin.

C. Khi thực hiện các phép tách - kết nối tự nhiiên các quan hệ.

D. Khi thực hiện các phép tìm kiếm, xuất hiện các dị thường thông tin.

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ

Lý thuyết Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

1 27,072 20/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: