Lý thuyết Sinh học 7 Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 54.
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
I. KHÁI QUÁT SỰ TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
- Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục,… thể hiện ở sự phức tạp hóa (sự phân hóa) trong tổ chức cơ thể.
- Sự phức tạp hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy (sự chuyên hóa).
- Vai trò: Sự tiến hóa của các hệ cơ quan (sự phân hóa và sự chuyên hóa của các hệ cơ quan) có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động cơ thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của động vật.
- So sánh một số hệ cơ quan của động vật:
Tên ĐV |
Ngành |
Hô hấp |
Tuần hoàn |
Thần kinh |
Sinh dục (SD) |
Trùng biến hình |
ĐV nguyên sinh |
Chưa phân hóa |
Chưa phân hóa |
Chưa phân hóa |
Chưa phân hóa |
Thủy tức |
Ruột khoang |
Chưa phân hóa |
Chưa phân hóa |
Hình mạng lưới |
Tuyến SD không có ống dẫn |
Giun đất |
Giun đốt |
Da |
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn kín |
Hình chuỗi hạch |
Tuyến SD có ống dẫn |
Châu chấu |
Chân khớp |
Hệ ống khí |
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở |
Chuỗi hạch, hạch não lớn |
Tuyến SD có ống dẫn |
Cá chép |
ĐV có xương sống |
Mang |
Tim 2 ngăn, hệ tuần hoàn kín |
Hình ống, bán cầu não nhỏ |
Tuyến SD có ống dẫn |
Ếch đồng |
ĐV có xương sống |
Da và phổi |
Tim 3 ngăn, hệ tuần hoàn kín |
Hình ống, bán cầu não nhỏ |
Tuyến SD có ống dẫn |
Thằn lằn bóng |
ĐV có xương sống |
Phổi |
Tim 3 ngăn, có vách hụt, tuần hoàn kín |
Hình ống, bán cầu não nhỏ. |
Tuyến SD có ống dẫn |
Chim bồ câu |
ĐV có xương sống |
Phổi và túi khí |
4 ngăn, tuần hoàn kín |
Hình ống, bán cầu não lớn |
Tuyến SD có ống dẫn |
Thỏ |
ĐV có xương sống |
Phổi |
Tim 4 ngăn, tuần hoàn kín |
Hình ống, bán cầu não lớn |
Tuyến SD có ống dẫn |
II. SỰ TIẾN HÓA CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN
Sự tiến hóa một số hệ cơ quan của đại diện các ngành Động vật
1. Sự tiến hóa hệ hô hấp
Chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp: Từ chưa phân hóa → trao đổi qua toàn bộ da → mang đơn giản → mang → da và phổi → phổi.
2. Sự tiến hóa hệ tuần hoàn
Chiều hướng tiến hóa hệ tuần hoàn:
- Tim: Chưa có tim → Tim chưa có ngăn → Tim có 2 ngăn → Tim 3 ngăn (máu đi nuôi cơ thể là máu pha) → Tim 3 ngăn có vách hụt (máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít hơn) → Tim 4 ngăn (máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi).
- Vòng tuần hoàn: Chưa có vòng tuần hoàn → Vòng tuần hoàn hở → Vòng tuần hoàn kín, dạng đơn → Vòng tuần hoàn kín, dạng kép.
3. Sự tiến hóa của hệ thần kinh
Chiều hướng tiến hóa hệ thần kinh:
- Từ chưa phân hóa → Hệ thần kinh dạng mạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch đơn giản → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phân hóa (não, hầu, bụng,…) → Hệ thần kinh dạng hình ống, phân hóa não bộ và tủy sống.
- Từ phản ứng chậm, chưa chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng → phản ứng nhanhh, chính xác, bớt tiêu tốn năng lượng.
4. Sự tiến hóa của hệ sinh dục
Chiều hướng tiến hóa của hệ sinh dục: Từ chưa phân hóa → Tuyến sinh dục không có ống dẫn → Tuyến sinh dục có ống dẫn.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
Lý thuyết Bài 56: Cây phát sinh giới động vật
Lý thuyết Bài 57: Đa dạng sinh học
Xem thêm các chương trình khác: