Lý thuyết Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 40.
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
Bài giảng Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT
- Số lượng loài: Bò sát rất đa dạng về số lượng loài. Trên thế giới, có khoảng 6500 loài. Ở Việt Nam, đã phát hiện 271 loài.
- Phân loại: Hiện nay, bò sát gồm 4 bộ: Bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu và bộ Rùa. Trong đó, bộ Đầu mỏ hiện nay chỉ có một số loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan.
- Môi trường sống và cấu tạo: Lớp Bò sát rất đa dạng về môi trường sống (có thể sống trên cạn và sống dưới nước) và cấu tạo.
II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG
1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long
- Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.
- Nhờ gặp điều kiện thuận lợi, khủng long phát triển rất mạnh mẽ về thành phần loài, môi trường sống, tập tính,…
2. Sự diệt vong của khủng long
- Nguyên nhân của sự diệt vong của khủng long:
+ Sự hưng thịnh của chim và thú dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài.
+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: Trái Đất đang nóng trở nên lạnh đột ngột, thiên tai diễn ra liên tiếp.
→ Khủng long cỡ lớn thiếu chỗ trú thích hợp để tránh rét, thiếu thức ăn nên bị tiêu diệt hàng loạt.
- Một số loài cỡ nhỏ như thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu,… còn tồn tại cho đến ngày này do cơ thể nhỏ nên dễ tìm nơi trú ẩn, yêu cầu về thức ăn ít, trứng nhỏ nên dễ bảo vệ khỏi kẻ thù.
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bò sát là loài thích nghi đối với đời sống ở trên cạn. Chúng có những đặc điểm chung điển hình như sau:
- Đời sống thích nghi với trên cạn hoàn toàn.
- Da khô có vảy sừng khô.
- Cổ dài linh hoạt
- Chi yếu, có vuốt sắc.
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Hệ hô hấp: Phổi có nhiều vách ngăn.
- Hệ tuần hoàn: Tim có 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (trừ cá sấu có tim 4 ngăn); 2 vòng tuần hoàn; máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Hệ sinh dục: Có cơ quan giao phối; thụ tinh trong; đẻ trứng trên cạn, trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi.
- Là động vật biến nhiệt.
IV. VAI TRÒ
1. Lợi ích
- Có ích trong nông nghiệp: Rắn, thằn lằn,… tiêu diệt sâu bọ, chuột gây hại cho mùa màng.
- Làm thực phẩm, dược phẩm: Ba ba được dùng làm thực phẩm; rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa,… có thể dùng làm dược phẩm.
- Vai trò trong công nghiệp mĩ nghệ: Vảy đồi mồi; da thuộc của trăn, rắn, cá sấu,…
- Vai trò trong nghiên cứu khoa học.
2. Tác hại
- Gây độc cho người như rắn độc.
- Đe dọa đến sự phát triển của các loài khác: Cá sấu, trăn,…
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
Lý thuyết Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
Lý thuyết Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
Lý thuyết Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
Xem thêm các chương trình khác: