Lý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 37.

1 1,181 08/05/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Bài giảng Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

I. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI

- Số lượng loài: Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài.

- Phân loại: Lớp Lưỡng cư được chia làm 3 bộ gồm: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư có chân, bộ Lưỡng cư không chân.

1. Bộ Lưỡng cư có đuôi

- Đặc điểm: có chân dài, duôi dẹp bên, 2 chi sau và 2 chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.

- Đại diện: Cá cóc Tam Đảo.

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

Cá cóc Tam Đảo

2. Bộ Lưỡng cư không đuôi

- Có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư.

- Đặc điểm: Có thân ngắn, 2 chi sau dài hơn 2 chi trước. Đa số loài hoạt động về đêm.

- Đại diện: ếch cây, ếch đồng, ễnh ương, cóc nhà.

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

Ếch cây và cóc nhà

3. Bộ Lưỡng cư không chân

- Đặc điểm: thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng, có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng thường có tập tính chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm.

- Đại diện: ếch giun.

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

Ếch giun

II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH

Bên cạnh những đặc điểm chung, từng loài lưỡng cư cũng có những đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính khác nhau tạo nên sự đa dạng về môi trường sống và tập tính cho lớp Lưỡng cư.

Tên đại diện

Nơi sống

Hoạt động

Tập tính tự vệ

Cá cóc Tam Đảo

Chủ yếu trong nước

Ban ngày

Trốn chạy, ẩn nấp

Ễnh ương lớn

Ưa sống dưới nước

Đêm

Dọa nạt

Cóc nhà

Chủ yếu trên cạn

Chiều và đêm

Tiết nhựa độc

Ếch cây

Chủ yếu trên cây, bụi cây

Đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

Ếch giun

Chui luồn trong hang đất

Cả ngày và đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở cạn:

+ Có môi trường sống vừa ở nước vừa ở cạn.

+ Da trần ẩm ướt và dễ thấm nước.

+ Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân).

+ Hô hấp bằng da và phổi.

+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

+ Sinh sản thường phụ thuộc vào môi trường nước ngọt. Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

+ Là động vật biến nhiệt.

IV. VAI TRÒ

1. Lợi ích

- Vai trò trong nông nghiệp: diệt trừ sâu bọ có hại mùa màng về ban đêm.

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

- Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như: ruồi, muỗi,…

- Có giá trị thực phẩm: Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản, bổ dưỡng.

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

- Làm thuốc chữa bệnh: Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhựa cóc chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

- Làm vật thí nghiệm: Ếch đồng là vật thí nghiệm,…

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

Ếch đồng được sử dụng trong thí nghiệm co cơ

2. Tác hại

- Một số loài Lưỡng cư có tiết chất độc gây nguy hiểm.

- Người ăn phải nhựa cóc, trứng và gan thường bị chết vì ngộ độc → Cần cẩn thận trong khi sử dụng để làm thực phẩm.

Lý thuyết Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Sinh 7 (ảnh 1)

3. Biện pháp bảo vệ

- Ngày nay, số lượng Lưỡng cư đang bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường.

- Biện pháp bảo vệ Lưỡng cư:

+ Hạn chế săn bắt Lưỡng cư hoang dã để làm thực phẩm.

+ Tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

+ Bảo vệ môi trường sống cho Lưỡng cư: hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng các biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Câu 1: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?

A. Cá chuồn.

B. Ếch giun.

C. Cá cóc Tam Đảo.

D. Ễnh ương.

Câu 2: Loài nào sau đây KHÔNG thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi?

A. Ếch giun

B. Ếch cây

C. Cóc nhà

D. Ễnh ương

Câu 3: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?

A. 4000

B. 5000

C. 6000

D. 7000

Câu 4: Lớp Lưỡng cư gồm các bộ nào?

A. Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

B. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư không chân.

C. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có đuôi, Lưỡng cư có chân.

D. Lưỡng cư không đuôi, Lưỡng cư có chi, Lưỡng cư không chân.

Câu 5: Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?

A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.

B. Bộ Lưỡng cư không chân.

C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.

D. Không có bộ nào có số lượng vượt trội

Câu 6: Cá cóc Tam Đảo thuộc bộ lưỡng cư nào?

A. Lưỡng cư không đuôi.

B. Lưỡng cư có đuôi.

C. Lưỡng cư có chân.

D. Lưỡng cư không chân.

Câu 7: Ếch cây hoạt động vào khoảng thời gian nào?

A. Cả ngày và đêm.

B. Chiều và ban đêm. 

C. Ban đêm.

D. Ban ngày.

Câu 8: Ếch giun sống ở đâu?

A. Chủ yếu ở trên cạn.

B. Chui luồn trong đất.

C. Chủ yếu trong nước.

D. Chủ yếu trên cây, bụi cây.

Câu 9: Tập tính tự vệ của ễnh ương là?

A. Ngụy trang

B. Ẩn vào cây

C. Nhảy xuống nước

D. Dọa nạt

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.

B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đêm.

C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.

D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài 

Lý thuyết Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn 

Lý thuyết Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát 

Lý thuyết Bài 41: Chim bồ câu 

Lý thuyết Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu 

1 1,181 08/05/2022
Tải về