Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng

Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 35.

1 1,412 08/05/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng

Bài giảng Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng

I. ĐỜI SỐNG

- Có đời sống lưỡng cư: vừa dưới nước vừa trên cạn. Khi sống ở trên cạn, chúng cũng thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ ao (ao, đầm nước,…).

- Hoạt động chủ yếu vào chiều tối và đêm.

- Có tập tính trú đông: ếch ẩn trong hang qua mùa đông.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Ếch đồng trú trong hang ngủ đông

- Là động vật biến nhiệt.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng giúp nó thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

- Các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giúp ếch đồng giảm sức cản của nước khi bơi → Bơi nhanh hơn.

+ Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu giúp ếch đồng vừa dễ quan sát vừa có khả năng thở được khi bơi.

+ Các chi sau có màng bơi → Tạo thành chân bơi giúp ếch đồng bơi được trong nước.

- Các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Da trần, phủ chất nhày và ấm → Không bị khô da khi trên cạn → Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp qua da.

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra → Làm mắt không bị khô.

+ Tai có màng nhĩ → Giúp ếch đồng nhận biết được âm thanh.

+ Mũi thông khoang miệng → Giúp ếch đồng thực hiện được việc trao đổi khí ở phổi.

+ Chi có 5 phần, có ngón chia đốt linh hoạt → Giúp ếch đồng di chuyển dễ dàng trên cạn.

2. Di chuyển

- Ếch đồng có 2 hình thức di chuyển:

+ Ở cạn: di chuyển bằng 4 chi theo kiểu bật nhảy.

+ Ở nước: di chuyển nhờ màng ở chân để bơi.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

III. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sinh sản

- Thời gian: Mùa sinh sản của ếch đồng thường vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ.

- Địa điểm: Nơi ẩm ướt (gần bờ nước).

- Tập tính sinh sản:

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

+ Ếch đực dùng tiếng kêu để thu hút ếch cái ghép đôi.

+ Khi ghép đôi, ếch cái cõng ếch đực trên lưng: ếch cái đẻ trứng (trứng tập trung thàn từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước), ếch đực ngồi trên tưới tinh lên trứng.

+ Thụ tinh ngoài, nhưng hiệu quả hơn so với thụ tinh ngoài ở cá.

2. Phát triển

- Vòng đời trải qua quá trình biến thái gồm 6 giai đoạn: trứng, nòng nọc, nòng nọc mọc 2 chân sau, nòng nọc mọc 4 chân, ếch con, ếch trưởng thành.

Lý thuyết Ếch đồng | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng

Câu 1: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn?

A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng.

B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng.

C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón.

D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn.

Câu 2: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước?

A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.

B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.

C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Ếch di chuyển bằng cách nào?

A. Bật nhảy.

B. Bơi.

C. Bật nhảy và bơi.

D. Bật nhảy và bò bình thường

Câu 4: Tập tính nào KHÔNG có ở ếch?

A. Trú đông

B. Ở nhờ

C. Ghép đôi

D. Kiếm ăn vào ban đêm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?

A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.

B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.

C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.

D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?

A. Là động vật biến nhiệt.

B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.

C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.

D. Thường kiếm mồi vào ban đêm

Câu 7: Động vật biến nhiệt có đặc điểm gì?

A. Nhiệt độ cơ thể không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường

B. Nhiệt độ cơ thể ổn định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường

C. Động vật có thể tự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo ý muốn

D. Động vật làm biến đổi nhiệt độ của môi trường.

Câu 8: Vai trò của các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) của ếch là?

A. Giúp hô hấp trong nước dễ dàng

B. Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát

C. Giảm sức cản của nước khi bơi

D. Tạo thành chân bơi để đẩy nước

Câu 9: Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch?

A. Do ếch trú đông.

B. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn.

C. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh.

D. Cả ba nguyên nhân trên

Câu 10: Ếch có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống như thế nào?

A. Đời sống dưới nước.

B. Đời sống trên cạn.

C. Đời sống vừa dưới nước vừa trên cạn.

D. Đời sống kí sinh

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ 

Lý thuyết Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư 

Lý thuyết Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài 

Lý thuyết Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn 

Lý thuyết Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát 

1 1,412 08/05/2022
Tải về