Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ
Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 47.
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ
I. BỘ XƯƠNG VÀ HỆ CƠ
1. Bộ xương
- Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành một bộ khung và các khoang.
- Chức năng: Định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động cơ thể.
Bộ xương của thỏ
- Cấu tạo gồm 3 phần:
+ Xương đầu.
+ Xương thân: Xương cột sống (có 7 đốt sống cổ), xương sườn (xương sườn kết hợp với các đốt lưng và xương mỏ ác tạo thành lồng ngực), xương mỏ ác,…
+ Xương chi thẳng góc nâng đỡ cơ thể: xương đai vai, xương chi trước; xương đai hông, xương chi sau.
2. Hệ cơ
- Cơ vận động cột sống và cơ chi sau phát triển nhất do liên quan đến vận động của cơ thể.
- Xuất hiện cơ hoành: Cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành phối hợp với các cơ liên sườn tham gia vào hoạt động hô hấp thông khí ở phổi.
II. CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
* Thành phần của các hệ cơ quan:
Hệ cơ quan |
Các thành phần |
Tiêu hoá |
- Ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → manh tràng → ruột già → ruột thẳng → hậu môn. - Tuyến tiêu hóa: Gan, tụy, nước bọt. |
Tuần hoàn |
- Tim, các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch). |
Hô hấp |
- Khí quản, phế quản, 2 lá phổi. |
Bài tiết |
- 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. |
Sinh sản |
- Con đực: 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật. - Con cái: 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo. |
1. Tiêu hoá
Hệ tiêu hóa của thỏ thích nghi với đời sống “gặm nhấm” cây cỏ và củ:
Hệ tiêu hóa của thỏ
- Răng: Răng cửa cong sắc, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền.
- Ruột: Ruột dài, có manh tràng lớn (ruột tịt) giúp tiêu hóa xenlulôzơ.
2. Tuần hoàn và hô hấp
a. Tuần hoàn
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi → Đảm bảo sự trao chất chất mạnh ở thỏ.
b. Hô hấp
- Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh → Giúp trao đổi khí dễ dàng.
- Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.
3. Bài tiết
- Đôi thận sau có cấu tạo hoàn thiện hơn phù hợp với chức năng lọc máu.
III. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
1. Thần kinh
Não bộ của thỏ phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển, che lấp các phần khác của não:
- Bán cầu não phát triển là trung ương của các phản xạ phức tạp.
- Tiểu não phát triển liên quan tới các cử động phức tạp.
2. Giác quan
- Khứu giác và thính giác phát triển.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 48: Đa dạng của lớp thú, Bộ thú huyệt, Bộ thú túi
Lý thuyết Bài 49: Đa dạng của lớp thú, Bộ dơi, Bộ cá voi
Lý thuyết Bài 50: Đa dạng của lớp thú. Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt
Lý thuyết Bài 51: Đa dạng của lớp thú. Các bộ móng guốc và Bộ linh trưởng
Lý thuyết Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
Xem thêm các chương trình khác: