Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật
Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 56.
Lý thuyết Sinh học 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật
I. BẰNG CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT
- Hóa thạch là những di tích của sinh vật trong các lớp đất đá.
- Dựa vào phân tích hóa thạch, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật:
+ Di tích hoá thạch của lưỡng cư cổ được phát hiện cách nay khoảng 350 triệu năm mang đậm nét những đặc điểm của vây chân cổ.
+ Di tích hoá thạch của chim cổ in trong đá phát hiện cách đây 150 triệu năm mang nhiều đặc điểm của bò sát.
II. CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
- Theo học thuyết tiến hóa, những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quân hệ nguồn gốc càng gần nhau. Người ta có thể minh họa quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật bằng một cây phát sinh.
- Đặc điểm cây phát sinh giới Động vật:
+ Là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung).
+ Các nhánh lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng 1 nhóm động vật.
+ Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu.
+ Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì càng có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
- Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật:
+ Cho biết các loài động vật ngày nay đều xuất phát từ một tổ tiên chung.
+ Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm loài
+ Cho biết số lượng giữa các nhóm loài.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 57: Đa dạng sinh học
Lý thuyết Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
Lý thuyết Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
Lý thuyết Bài 60: Động vật quý hiếm
Lý thuyết Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế của địa phương
Xem thêm các chương trình khác: