Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyểnngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 53.

1 1,052 25/02/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 7 Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

I. CÁC HÌNH THỨC DI CHUYỂN

- Các hình thức di chuyển chủ yếu của động vật: chạy, bơi, bay, nhảy, bò, leo trèo.

Lý thuyết Môi trường sống và sự vận động, di chuyển | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

- Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng. Ví dụ: vịt trời có khả năng đi chạy, bơi, bay; châu chấu có khả năng bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau;…

- Vai trò của các hình thức di chuyển: Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.

II. SỰ TIẾN HOÁ CỦA CƠ QUAN DI CHUYỂN

- Để phù hợp với các hình thức di chuyển ngày càng phức tạp, động vật càng có cơ quan di chuyển phức tạp.

Lý thuyết Môi trường sống và sự vận động, di chuyển | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

- Sự phức tạp hóa và phân hóa cơ quan di chuyển ở động vật:

Đặc điểm cơ quan di chuyển

Tên động vật

Chưa có cơ quan di chuyển, đời sống bám, cố định.

San hô, hải quỳ,…

Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.

Thủy tức,…

Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi).

Giun nhiều tơ,…

Cơ quan di chuyển phân hóa thành chi phân đốt.

Rết, cuốn chiếu,…

Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có  cấu tạo và chức năng khác nhau.

5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi

Tôm sông,…

2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy

Châu chấu,…

Vây bơi với các tia vây

Cá,…

Chi năm ngón có màng bơi

Ếch nhái,…

Cánh được cấu tạo bằng lông vũ

Chim bồ câu,…

Cánh được cấu tạo bằng màng da

Dơi,…

Bàn tay, bàn chân cầm nắm

Khỉ, vượn,…

- Sự tiến hóa của cơ quan di chuyển được thể hiện:

+ Từ chưa có cơ quan di chuyển (di chuyển bằng cả cơ thể) đến đã có cơ quan di chuyển.

+ Từ cơ quan di chuyển đơn giản đến cơ quan di chuyển có tính chuyên hóa cao và cấu tạo phức tạp.

+ Cơ quan di chuyển phù hợp đặc biệt với các hình thức di chuyển ở các môi trường sống khác nhau.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể 

Lý thuyết Bài 55: Tiến hóa về sinh sản 

Lý thuyết Bài 56: Cây phát sinh giới động vật 

Lý thuyết Bài 57: Đa dạng sinh học 

Lý thuyết Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

1 1,052 25/02/2022
Tải về