Lý thuyết Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú. Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt

Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú. Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 50.

1 1,165 08/05/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú. Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt

Bài giảng Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú. Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt

Bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn; còn bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.

I. BỘ ĂN SÂU BỌ

- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.

Lý thuyết Đa dạng của lớp thú (tiếp theo), Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

+ Chuột chù: Có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm sâu bọ và giun đất. Có tuyến mồ hôi hai bên sườn. Bộ răng của chuột chù có các răng đều nhọn.

+ Chuột chũi: Có tập tính đào hang trong đất tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất. Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

- Đời sống: Chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc trừ thời gian sinh sản và nuôi con.

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Là những loài thú nhỏ.

+ Mõm kéo dài thành vòi ngắn.

+ Bộ răng nhọn, răng hàm có 3 - 4 mấu nhọn để cắn giập vỏ kitin của sâu bọ → Thích nghi với chế độ ăn sâu bọ.

+ Giác quan: Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, có những lông xúc giác dài ở trên mõm giúp đào bới tìm mồi.

II. BỘ GẶM NHẤM

- Đại diện: Bộ Gặm nhấm là bộ Thú có số lượng loài lớn nhất. Một số đại diện: chuột đồng, sóc, nhím.

Lý thuyết Đa dạng của lớp thú (tiếp theo), Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

+ Chuột đồng nhỏ có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa, ăn tạp, sống đàn.

+ Sóc bụng xám có đuôi dài, xù giúp con vật giữ thăng bằng khi chuyển cành, ăn quả hạt, nhiều khi sống chung với một số loài sóc khác như sóc bụng đỏ, sóc chuột,…

- Đặc điểm cấu tạo: Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm (gặm nhấm là hình thức bào nhỏ thức ăn thường bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm): thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

III. BỘ ĂN THỊT

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu,…

- Đặc điểm cấu tạo:

Lý thuyết Đa dạng của lớp thú (tiếp theo), Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: Răng cửa ngắn, sắc để róc xương; răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

+ Các chi thích nghi với tập tính săn mồi: Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Cách thức ăn mồi:

+ Hổ, báo: săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi.

+ Sói: săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi.

Lý thuyết Đa dạng của lớp thú (tiếp theo), Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn; còn bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.

I. BỘ ĂN SÂU BỌ

- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.

+ Chuột chù: Có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm sâu bọ và giun đất. Có tuyến mồ hôi hai bên sườn. Bộ răng của chuột chù có các răng đều nhọn.

+ Chuột chũi: Có tập tính đào hang trong đất tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất. Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

- Đời sống: Chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc trừ thời gian sinh sản và nuôi con.

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Là những loài thú nhỏ.

+ Mõm kéo dài thành vòi ngắn.

+ Bộ răng nhọn, răng hàm có 3 - 4 mấu nhọn để cắn giập vỏ kitin của sâu bọ → Thích nghi với chế độ ăn sâu bọ.

+ Giác quan: Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, có những lông xúc giác dài ở trên mõm giúp đào bới tìm mồi.

II. BỘ GẶM NHẤM

- Đại diện: Bộ Gặm nhấm là bộ Thú có số lượng loài lớn nhất. Một số đại diện: chuột đồng, sóc, nhím.

+ Chuột đồng nhỏ có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa, ăn tạp, sống đàn.

+ Sóc bụng xám có đuôi dài, xù giúp con vật giữ thăng bằng khi chuyển cành, ăn quả hạt, nhiều khi sống chung với một số loài sóc khác như sóc bụng đỏ, sóc chuột,…

- Đặc điểm cấu tạo: Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm (gặm nhấm là hình thức bào nhỏ thức ăn thường bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm): thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

III. BỘ ĂN THỊT

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu,…

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: Răng cửa ngắn, sắc để róc xương; răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.

+ Các chi thích nghi với tập tính săn mồi: Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm. Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất nên khi đuổi mồi chúng chạy với tốc độ lớn. Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Cách thức ăn mồi:

+ Hổ, báo: săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi.

+ Sói: săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi.

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

Câu 1: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?

A. Chuột chũi.

B. Chuột chù.

C. Mèo rừng.

D. Chuột đồng.

Câu 2: Đặc điểm răng của Bộ Ăn thịt phù hợp với chế độ ăn thịt là?

A. Các răng đều nhọn

B. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm

C. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền

D. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc

Câu 3: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa ?

A. Thỏ hoang.

B. Chuột đồng nhỏ.

C. Chuột chũi.

D. Chuột chù.

Câu 4: Loài nào KHÔNG có tập tính đào hang?

A. Chuột chũi 

B. Mèo rừng 

C. Chuột đồng

D. Chuột chù

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?

A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.

B. Các ngón chân không có vuốt.

C. Răng nanh lớn, dài, nhọn.

D. Thiếu răng cửa.

Câu 6: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ?

A. Chuột chù và chuột đồng. 

B. Chuột chũi và chuột chù. 

C. Chuột đồng và chuột chũi.

D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai ?

A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.

B. Đào hang bằng chi trước.

C. Ăn sâu bọ.

D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ.

Câu 8: Đặc điểm bộ răng của bộ thú ăn sâu bọ là?

A. Thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm 1 khoảng trông gọi là khoảng trống hàm.

B. Răng nanh nhỏ, răng cửa và răng hàm lớn

C. Răng cửa ngắn, răng nanh lớn, dài, nhọn; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc.

D. Răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn

Câu 9: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ?

A. Chuột chù.

B. Chuột chũi.

C. Chuột đồng.

D. Chuột nhắt.

Câu 10: Đặc điểm chung của bộ thú ăn sâu bọ là?

A. Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

B. Răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.

C. Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển.

D. Tất cả các đặc điểm trên

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 51: Đa dạng của lớp thú. Các bộ móng guốc và Bộ linh trưởng 

Lý thuyết Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú 

Lý thuyết Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển 

Lý thuyết Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể 

Lý thuyết Bài 55: Tiến hóa về sinh sản 

1 1,165 08/05/2022
Tải về