Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

Tóm tắt lý thuyết Sinh 7 Bài 46: Thỏ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 7 Bài 46.

1 1,199 08/05/2022
Tải về


Lý thuyết Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

Bài giảng Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

I. ĐỜI SỐNG

1. Đời sống

Lý thuyết Thỏ | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

- Nơi sống: Trong tự nhiên, thỏ sống ở ven rừng, trong bụi rậm, có tập tính đào hang.

- Tập tính tự vệ: Ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Khi phát hiện hoặc bị kẻ thù săn đuổi, thỏ chạy rất nhanh bằng cách nhảy cả hai chân sau.

- Tập tính kiếm ăn: Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm; kiếm ăn chủ yếu về chiều hay ban đêm.

- Là động vật hằng nhiệt.

2. Sinh sản

- Thỏ đực có cơ quan giao phối.

- Thụ tinh trong.

- Có hiện tượng thai sinh (đẻ con có nhau thai): Trứng thụ tinh phát triển trong ống dẫn trứng, phôi và nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Thỏ mẹ mang thai 30 ngày.

Lý thuyết Thỏ | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Nhai thai của thỏ

- Có tập tính chăm sóc con non:

+ Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và quanh vú để lót ổ.

+ Thỏ con sinh ra chưa có lông, chưa mở mắt, yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.

Lý thuyết Thỏ | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

* Hiện tượng thai sinh (đẻ con) ở thỏ tiến hoá hơn vì:

- Phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai.

- Phôi phát triển trong cơ thể mẹ an toàn và có đủ điều kiện cần cho sự phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ nên không phụ thuộc vào nguồn thức ăn từ bên ngoài.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Thỏ có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính trốn chạy kẻ thù:

Lý thuyết Thỏ | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông mao dày, xốp → Giúp giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.

- Phần chi có vuốt sắc:

+ Chi trước ngắn → dùng để đào hang và di chuyển.

+ Chi sau dài, khỏe → để bật nhảy xa và giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

- Các giác quan tương đối phát triển:

+ Mũi thính, có ria là những lông xúc giác nhạy bén → giúp thỏ thăm dò thức ăn và kẻ thù.

+ Tai thính và vành tai lớn, dài → giúp thỏ định hướng âm thanh và phát hiện kẻ thù.

+ Mắt thỏ không tinh lắm; có mi cử động được, có lông mi giúp mắt không bị khô và bảo vệ được mắt.

2. Di chuyển

- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả hai chân sau. Thỏ hoang có vận tốc tối đa là 74 km/h.

Lý thuyết Thỏ | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Động tác di chuyển của thỏ

- Thỏ chạy theo hình chữ Z: Đường chạy hình chữ Z giúp kẻ thù (chạy theo đường thằng) bị mất đà. Lợi dụng khi kẻ thù mất đà, thỏ chạy theo 1 đường khác và nhanh chóng lẩn vào bụi rậm để ẩn nấp. Chính nhờ cách di chuyển này mà mặc dù thỏ chạy không dai sức nhưng một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của kẻ thù.

Lý thuyết Thỏ | Sinh học lớp 7 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm đặc trưng của lớp Thú?

A. Có xương sống 

B. Có khả năng tự dưỡng

C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Hô hấp bằng da hoặc mang

Câu 2: Thức ăn của thỏ là gì?

A. Thực vật

B. Hồng cầu

C. Côn trùng 

D. Mật hoa

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Câu 4: Thỏ mẹ mang thai trong bao lâu?

A. 5 ngày 

B. 10 ngày

C. 20 ngày

D. 30 ngày

Câu 5: Cơ thể thỏ được bao phủ bởi cấu trúc nào?

A. Vảy sừng

B. Lông ống

C. Lông mao

D. Lông tơ

Câu 6: Chi trước thỏ có vai trò gì?

A. Đào hang

B. Bật nhảy xa

C. Giữ thăng bằng

D. Đá kẻ thù

Câu 7: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn. Đặc điểm này có tác dụng gì với thỏ?

A. Giữ nhiệt cho cơ thể

B. Giảm trọng lượng

C. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù

D. Bảo vệ mắt

Câu 8: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ?

A. Đào hang

B. Hoạt động vào ban đêm

C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Là động vật biến nhiệt

Câu 9: Khi trốn kẻ thù, thỏ sẽ di chuyển bằng cách nào?

A. Chạy theo đường thẳng

B. Chạy theo đường zíc zắc

C. Chạy theo đường tròn

D. Chạy theo đường elip

Câu 10: Thỏ thuộc lớp động vật nào?

A. Động vật nguyên sinh

B. Lưỡng cư 

C. Bò sát

D. Động vật có vú

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 7 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 47: Cấu tạo trong của Thỏ 

Lý thuyết Bài 48: Đa dạng của lớp thú, Bộ thú huyệt, Bộ thú túi 

Lý thuyết Bài 49: Đa dạng của lớp thú, Bộ dơi, Bộ cá voi 

Lý thuyết Bài 50: Đa dạng của lớp thú. Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt 

Lý thuyết Bài 51: Đa dạng của lớp thú. Các bộ móng guốc và Bộ linh trưởng 

1 1,199 08/05/2022
Tải về