Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 8 (Cánh diều): Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 468 lượt xem


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1. Điều kiện tự nhiên

- Trung Quốc cổ đại nằm ở khu vực Đông Bắc Á.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang.

- Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng

- Quá trình thống nhất:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ III đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc.

+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nhà nước ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. 

+ Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật thống nhất trong cả nước.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Xã hội phong kiến Trung Quốc bắt đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng với sự ra đời của hai giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

- Năm 206 TCN, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, lập ra nhà Hán.

3. Trung Quốc nhà Hán đến nhà Tùy

- Từ nhà Hán (206 TCN - 220) 

- Tam Quốc (220 - 280).

- Nhà Tấn (280 - 420).

- Nam - Bắc Triều (420 - 581).

- Nhà Tùy (581 - 618).

4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc

Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.

+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Văn học:

Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.

+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…

- Về y học: 

+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.

+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...

- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...

- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 8 : Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Câu 1: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.

D. sông Ấn và sông Hằng.

Đáp án: A

Giải thích: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 2: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. đồng bằng Hoa Bắc.

B. đồng bằng Hoa Nam.

C. lưu vực Trường Giang

D. lưu vực Hoàng Hà

Đáp án: D

Giải thích: Bắt đầu từ "cái nôi" Hoàng Hà mà người Trung Hoa cổ đại đã gây dựng nên văn minh rực rỡ, với những nhà nước đầu tiên là Hạ, Thương, Chu.

Câu 3: Dương Tử là tên gọi của con sông nào?

A. Hoàng Hà

B. sông Ti-gơ-rơ

C. sông Nin

D. Trường Giang

Đáp án: D

Giải thích: Dương Tử là tên gọi khác của sông Trường Giang, là nơi xuất hiện và tập trung sớm của nhà nước cổ đại.

Câu 4: Ban đầu cư dân của Trung Quốc tập trung sống ở đâu?

A. Núi Côn Lôn.

B. Phượng Hoàng cổ trấn.

C. Trung và hạ lưu sông Hoàng Hà

D. Hạ lưu sông Trường Giang.

Đáp án: C

Giải thích: Ban đầu, người Trung Quốc cổ đại sống tập trung chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà.

Câu 5: Hai con sông Hoàng Hà và Trường Gian đã tạo nên những đồng bằng nổi tiếng nào?

A. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Tây

C. Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoa Nam

D. Hoa Bắc, Hoa Tây, Hoa Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tạo nên những đồng bằng nổi tiếng là Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam.

Câu 6: Ở thượng nguồn các dòng sông, cư dân cổ đại làm nghề gì?

A. Trồng lúa nước.

B. Nghề chăn nuôi

C. Nghề dệt vải

D. Nghề đóng thuyền

Đáp án: B

Giải thích: Ở thượng nguồn các con sông là nơi đồng cỏ phát triển tươi tốt, thuận lợi cho việc chăn nuôi.

Câu 7: Chế độ phong kiến của Trung Quốc được hình thành từ triều đại nào?

A. Nhà Thương.

B. Nhà Chu.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Hán

Đáp án: D

Giải thích: Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng năm 221 TCN khi mà quan hệ giữa địa chủ và tá điền được hình thành.

Câu 8: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là

A. thuế.

B. cống phẩm.

C. tô lao dịch.

D. địa tô.

Đáp án: D

Giải thích: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.

Câu 9: Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?

A. Địa chủ.

B. Nông dân tự canh.

C. Nông dân lĩnh canh.

D. Lãnh chúa.

Đáp án: D

Giải thích: Lãnh chúa là thành phần xã hội trong các lãnh địa phong kiến ở phương Tây, không phải thành phần xã hội thuộc nhà Tần.

Câu 10: Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất đầu tiên trên cả nước?

A. Nhà Tùy.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Đường.

D. Nhà Tần.

Đáp án: D

Giải thích: Khi thống nhất được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật trên cả nước.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 468 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: