Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13 (Cánh diều): Nước Âu Lạc

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 369 lượt xem


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

1. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc

a. Sự ra đời

- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).

- Thời gian ra đời: 208 TCN.

- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).

- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

- Kinh đô:Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 : Nước Âu Lạc

b. Tổ chức Nhà nước

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước. 

- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

- Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 : Nước Âu Lạc

2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.

- Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...

- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.

b. Đời sống tinh thần

- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 : Nước Âu Lạc

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

Câu 1: Năm 218 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng đối với nước Văn Lang?

A. Vua Tần sai quân xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.

B. Vua Tần đến vùng Bắc Văn Lang để mở rộng bờ cõi.

C. Vua Tần kéo xuống xâm chiếm đất của người Lạc Việt. 

D. Vua Tần tấn công vào vùng của người Tây Âu (Âu Việt).

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi thống nhất Trung Nguyên, năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Hành động này có ảnh hưởng quan trọng đến nền độc lập của nhân dân Văn Lang

Câu 2: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân Tây Âu và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược?

A. Hùng Vương

B. Thục Phán

C. Đồ Thư

D. Triệu Đà

Đáp án: B

Giải thích: Trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đã tôn Thục Phán lên làm thủ lĩnh lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu 3: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã chọn khu vực nào để đóng đô?

A. Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).

B. Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi đánh thắng cuộc xâm lược của quân Tần, Thuc Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, Đông Anh – Hà Nội).

Câu 4: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang

B. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần

C. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Tây Âu

D. Tổ chức thị tộc bộ lạc của người Lạc Việt

Đáp án: A

Giải thích:

Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương được xây dựng trên cơ sở bộ máy thời Văn Lang, không có gì quá khác biệt. Cụ thể là:

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính.

- Giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc tướng.

- Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

- Các làng, chạ vẫn do bồ chính cai quản.

Câu 5: Triệu Đà đã sử dụng âm mưu gì để làm suy yếu nước Âu Lạc?

A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc.

B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần.

C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy

D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc.

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi thất bại trong cuộc xâm lược Âu Lạc, biết không thể đánh thắng được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

Câu 6: Vì sao nhà nước mới ở được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc?

A. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Tây Âu, Lạc Việt.

B. Là tên của thủ lĩnh Tây Âu

C. Là tên của thủ lĩnh Lạc Việt

D. Là tên của 1 bộ lạc tham gia cuộc kháng chiến

Đáp án: A

Giải thích: Hai vùng đất cũ của người Tâv Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN?

A. Nguy cơ phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài.

B. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi.

C. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

D. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.

Đáp án: D

Giải thích:

Vào cuối thế kỉ III TCN- đời Hùng Vương thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ở phương Bắc nhà Tần đã thống nhất Trung nguyên và chuẩn bị tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi xuống phía Nam.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 8: Lần xâm lược lúc đầu của Triệu Đà thất bại không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt.

B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết một lòng.

C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Âu Lạc.

D. Nhà Triệu thất bại trong chính sách chia rẽ nội bộ của nhà Âu Lạc

Đáp án: D

Giải thích: Quân Âu Lạc có vũ khí tốt, đoàn kết một lòng, tình thần chiến đấu dũng cảm đã đánh thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Câu 9: Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là

A. Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.

B. Do nhà Tần đang lâm vào tình trạng khủng hoảng

C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta và chủ quan.

D. Do nhân dân Âu Lạc có sự giúp đỡ của nỏ thần

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhà dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là:

- Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt.

- Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích, lâu dài “ngày ẩn”, “đêm hiện".

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang là

A. Quyền lực của vua và nhà nước được tăng cường

B. Bộ máy nhà nước xây dựng theo mô hình Trung Hoa

C. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện

D. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện

Đáp án: A

Giải thích: Bộ máy nhà nước thời Âu Lạc cơ bản giống với thời Văn Lang nhưng quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 369 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: