Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16 (Cánh diều): Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
1. Giữ gìn văn hóa dân tộc
- Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức giữ gì ? nền văn hóa bản địa của mình:
+ Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
+ Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...
2. Phát triển văn hóa dân tộc
- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc, như:
+ Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.
+ Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng phù hợp với văn hóa của người Việt.
+ Tiếp thu chữ Hán.
+ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng.
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc
Câu 1: Thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt là gì?
A.Làng Việt.
B.Thành Cổ Loa.
C.Tinh thần dân tộc.
D.Tinh thần yêu nước.
Đáp án: A
Giải thích: Ẩn mình sau những lũy tre, làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giày.
Câu 2: Biểu hiện nào không cho thấy chính sách đồng hóa của người Hán đã thất bại?
A. Các phong tục nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng,… vẫn được giữ gìn
B.Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục duy trì.
C.Người Việt vẫn nghe và truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
D.Người Việt đã bắt đầu biết nói tiếng Hán
Đáp án: D
Giải thích: Biểu hiện không cho thấy chính sách của người Hán đã thất bại đó là Người Việt đã bắt đầu biết nói tiếng Hán.
Câu 3: Phong tục ăn trầu cau theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì có từ thời kì nào?
A.Thời Lý.
B.Thời Lê
C.Thời Bắc thuộc.
D.Thời Văn Lang, Âu Lạc.
Đáp án: D
Giải thích: Phong tục ăn trầu cau là phong tục có từ lâu đời khoảng từ thời Văn Lang, Âu Lạc. Hiện nay, phong tục này vẫn được lưu truyền đến ngày nay, là một nghi lễ không thể thiếu trong các đám cưới, hỏi.
Câu 4: Theo sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm thì ăn trầu cau có tác dụng gì?
A.Đẹp da.
B.Có lợi cho đường tiêu hóa.
C.Chữa bệnh ung thư.
D.Hạ khí, tiêu đờm.
Đáp án: D
Giải thích: Theo sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm, khi ăn trầu với cau và vôi thì thấy trơn, ngon và có công dụng hạ khí, tiêu đờm.
Câu 5: Việc khay gốm Lạch Trường trang trí hoa văn Đông Sơn kết hợp với nghệ thuật tạo hình Trung Quốc thể hiện điều gì?
A.Thể hiện sự tiếp thu và sáng tạo của người Việt.
B.Thể hiện sự thuần phục của người Việt.
C.Một cách học tập máy móc.
D.Thể hiện tinh thần dân tộc
Đáp án: A
Giải thích: Việc khay gốm Lạch Trường trang trí hoa văn Đông Sơn kết hợp với nghệ thuật tạo hình Trung Quốc thể hiện sự tiếp thu và sáng tạo của người Việt.
Câu 6: Cơ sở hạt nhân của lòng yêu nước Việt Nam là gì?
A.Mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung
B.Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang- Âu Lạc
C.Sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt xây dựng nên nhà nước Âu Lạc
D.Chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân
Đáp án: A
Giải thích: Những mối quan hệ sơ khai về kinh tế- chính trị của quốc gia Văn Lang (sự gắn bó của những cư dân nông nghiệp trong cộng đồng làng xã) cùng những yếu tố văn hóa chính là hạt nhân, cơ sở của lòng yêu nước.
Câu 7: Sự kiện nào đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước?
A.Đánh thắng quân Tần xâm lược và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
B.Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
C.Sự đoàn kết của Tây Âu và Lạc Việt trong cuộc đấu tranh chống Tần
D.Nhà nước Văn Lang được hình thành
Đáp án: A
Giải thích: Để bảo vệ cuộc sống của mình, người Lạc Việt và người Tây Âu đã liên kết với nhau đánh thắng quân Tần xâm lược và đưa tới sự ra đời của nhà nước Âu Lạc. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước.
Câu 8: Biểu hiện nổi bật về lòng yêu nước của dân tộc Việt trong thời kì thời Bắc thuộc là gì?
A.Chống lại chính sách áp bức của phong kiến phương Bắc.
B.Chống lại các thế lực thân phương Bắc
C.Xây dựng một nền chính trị ổn định
D.Chống đô hộ và chính sách đồng hóa.
Đáp án: D
Giải thích: Hai âm mưu cơ bản của chính quyền phong kiến phương Bắc là sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Hoa và đồng hóa dân tộc Việt trở thành một bộ phận của cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Vì vậy, lòng yêu nước của dân tộc Việt trong thời kì thời Bắc thuộc là được biểu hiện ở 2 nét cơ bản là chống chế độ đô hộ, giành quyền tự chủ và chống đồng hóa thông qua việc bảo vệ những di sản của tổ tiên và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa Hán
Câu 9: Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là
A.Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ
B.Phát triển nền văn minh Đại Việt
C.Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
D.Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, …
Đáp án: C
Giải thích: Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trung nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam
Câu 10: Lòng yêu nước bắt nguồn từ
A.Tình cảm yêu nước.
B.Tình cảm mang tính địa phương.
C.Tình cảm mang tính dân tộc
D.Tính cảm mang tính quốc gia
Đáp án: B
Giải thích: Trước khi nhà nước ra đời, dân tộc Việt cổ sinh sống, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng chạ. Họ hầu như chỉ quan tâm đến làng chạ mình mà không có ý niệm nhiều với các cộng đồng xung quanh (ngoại trừ mục đích xâm lược). Do đó, lòng yêu nước có nguồn gốc từ những tình cảm mang tính địa phương trong các làng chạ.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án