Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7 (Cánh diều): Ấn Độ cổ đại
Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại
A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại
1. Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng
-Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
+ Nằm ở khu vực Nam Á, phía bắc là những dãy núi cao; phía tây và phía đông là những đồng bằng trù phú.
+ Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pha-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét... ngày nay.
- Có các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng…
- Khí hậu: lưu vực sông Hằng, có sự tác động của gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
2. Chế độ xã hội của Ấn Độ
- Sự hình thành chế độ xã hội của Ấn Độ:
+ Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tại lưu vực sông Ấn, hình thành các thành thị cổ.
+ Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi và biến người Đra-vi-đa thành nô lệ.
- Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại (chế độ Vác-na):
+ Đẳng cấp Bra-ma (tăng lữ).
+ Đẳng cấp Ksa-tri-a (Quý tộc, chiến binh).
+ Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công).
+ Đẳng cấp Su-đra (những người thấp kém nhất trong xã hội).
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ
- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo như Hin-đu giáo và Phật giáo.
- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến...
- Văn học: sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…
- Kiến trúc: các công trình kiến trúc ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nổi bật là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Lịch pháp: chia một năm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 năm thêm một tháng nhuận.
- Toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số từ 0 – 9
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7: Ấn Độ cổ đại
Câu 1: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ là
A. Hoàng Hà và Trường Giang.
B. sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.
D. sông Ấn và sông Hằng.
Đáp án: A
Giải thích:
Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng.
Câu 2: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ
A. tên một ngọn núi
B. tên một con sông.
C. tên một tộc người.
D. tên một sử thi.
Đáp án: B
Giải thích:
Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng.
Câu 3: Đâu không phải là tên gọi của sông Ấn?
A. Hin-đu.
B. Sin-đu.
C. Sông Ấn.
D. Xan-đu.
Đáp án: D
Giải thích: Sông Ấn dài gần 3000km, theo tiếng Phạn là Sin-đu , về sau người Ba Tư đọc là Hin-đu. Nên đáp án không đúng ở đây là Xan-đu.
Câu 4: Lưu vực sông Ấn có đặc điểm như thế nào?
A. Khí hậu khô nóng.
B. Có mưa nhiều.
C. Có nhiều cao nguyên.
D. Lũ lụt xảy ra thường xuyên.
Đáp án: A
Giải thích: Lưu vực sông Ấn do chịu tác động của sa mạc nên rất hiếm mưa, khí hậu khô nóng.
Câu 5: Lưu vực sông Hằng có đặc điểm như thế nào?
A. Khí hậu khô nóng.
B. Có mưa nhiều.
C. Có nhiều cao nguyên.
D. Lũ lụt xảy ra thường xuyên.
Đáp án: B
Giải thích: Ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
Câu 6: Ấn Độ nằm ở vị trí nào đối với châu Á?
A. Nam Á
B. Trung Á
C. Bắc Á
D. Đông Nam Á
Đáp án: A
Giải thích:
Ấn Độ là một bán đảo giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
Câu 7: Cao nguyên Đề-can nằm ở đâu?
A. Nam Ấn Độ.
B. Trung Ấn Độ
C. Bắc Ấn Độ và Tây Ấn Độ
D. Miền Trung và miền Nam Ấn Độ.
Đáp án: D
Giải thích:
Cao nguyên Đề-can nằm ở miền Trung và miền Nam Ấn Độ với rừng rậm và núi đá hiểm trở.
Câu 8: Phía bắc của Ấn Độ có đặc điểm gì?
A. Nằm trên trục đường biển.
B. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều
C. Là dãy Hi-ma-lay-a.
D. Tập trung nhiều đồng bằng
Đáp án: A
Giải thích:
Phía Bắc Ấn Độ được bao bọc bởi một vòng cung đó là dãy núi Hi-ma-lay-a.
Câu 9: Nơi đâu của Ấn Độ hình thành những trung tâm lớn của loài người?
A. Phía bắc Ấn Độ
B. Phía nam Ấn Độ.
C. Phía tây Ấn Độ
D. Phía Nam Ấn Độ.
Đáp án: A
Giải thích: Phía nam Ấn Độ là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng rộng lớn. Chính nơi đây đã hình thành nên những trung tâm văn minh sớm nhất của nhân loại.
Câu 10: Sông Ấn dài bao nhiêu km?
A. 3000 km.
B. 4000 km
C. 5000 km
D. 6000 km
Đáp án: A
Giải thích: Sông Ấn dài gần 3000 km, đây là con sông đặt tên cho quốc gia Ấn Độ gọi là Sindhu.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 6 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án