Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6 (Cánh diều): Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 557 02/03/2023


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Ai Cập nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất nằm giữa sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát, giáp vịnh Ba Tư.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: 

+ Sông Nin (Ai Cập), sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát (Lưỡng Hà). 

+ Các dòng sông lớn: bồi đắp phù sa, cung cấp nguồn nước dồi dào và là tuyến đường giao thông kết nối các vùng…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

2. Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà

a. Ở Ai Cập:

- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.

- Đứng đầu nhà nước là Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao.

b. Ở Lưỡng Hà:

- Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me xây dựng các nhà nước thành bang; sau đó, nhiều nhà nước của người Ác-cát, Ba-bi-lon... ra đời.

- Đứng đầu nhà nước là En-xi, có quyền lực tối cao.

3. Những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Lịch pháp: 

+ Theo lịch của Ai Cập một năm có 360 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

+ Cư dân Lưỡng Hà chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.

+ Người Ai Cập và Lưỡng Hà đều sùng bái nhiều vị thần tự nhiên.

- Chữ viết: 

Cư dân Ai Cập viết chữ tượng hình trên giấy Pa-pi-rút.

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét (còn gọi là chữ hình nêm).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

- Toán học:

+ Hình học: người Ai Cập biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.

+ Số học: cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Kiến trúc:kim tự tháp, tượng Nhân sư ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon và vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6 : Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 1: Ai Cập cổ đại có vị trị địa lí ở đâu?

A. đông bắc châu Phi.

B. đông nam châu Phi

C. tây bắc châu Phi.

D. tây nam châu Phi.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin.

Câu 2: Con sông nào có yếu tố quyết định đến nền văn minh Ai Cập?

A. Sông Na-in.

B. Sông Mê-na

C. Sông Nin.

D. Sông Ấn

Đáp án: C

Giải thích: Sông Nin là con sông có vai trò quyết định đến nền văn minh của người Ai Cập.

Câu 3: Ngành kinh tế chủ yếu của Ai Cập cổ đại?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi có nhiều đồng bằng nên nông nghiệp ở Ai Cập vô cùng phát triển.

Câu 4: Đâu không phải là vai trò của sông Nin?

A. là tuyến đường giao thông giữa các vùng

B. giúp Ai Cập điều hòa khí hậu.

C. mang đến nguồn nước cho Ai Cập

D. mang đến nguồn lương thực cho Ai Cập.

Đáp án: A

Giải thích: Sông Nin đã trở thành nhân tố quan trọng mang đến nguồn nước và nguồn lương thực cho người Ai Cập, là tuyến đường giao thông quan trọng giữa các vùng , do đó loại đáp án B.

Câu 5: Dựa vào đâu người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập?

A. Gió biển thổi

B. Dây chuyền vận chuyển

C. Dựa vào gió ôn đới.

D. Hướng chảy xuôi dòng

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc cửa sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập

=> Đáp án D: Hướng chảy xuôi dòng

Câu 6: Hướng chảy xuôi dòng trên sông Nin Ai Cập được tính từ đâu đến đâu?

A. Từ bắc đến nam.

B. Từ nam đến bắc.

C. Từ tây sang đông.

D. Từ đông sang tây.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc cửa sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

Câu 7: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Ai Cập cổ đại là vùng đất nằm ở …, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.”

A. đông bắc châu Phi.

B. đông nam châu Phi

C. tây bắc châu Phi.

D.  tây nam châu Phi.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.

Câu 8: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “Ai Cập cổ đại là vùng đất nằm ở tây bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải.”

A. sông Nin.

B. nằm dọc.

C. tây bắc

D. phía bắc.

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ... Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Do đó, đáp án sai là tây bắc.

Câu 9: Những dòng thơ sau đây ca ngợi điều gì?

“Vinh danh thay người sông Nin (Nile) vĩ đại! Người đến từ đất và mang tới sự sống cho Ai Cập”.

A. ca ngợi sông Nin, coi Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

B. ca ngợi công lao của các pha-ra-ông.

C. ca ngợi vị thần Nin đã mang sông Nin đến cho Ai Cập.

D. ca ngợi công lao của người sáng lập ra Ai Cập.

Đáp án: A

Giải thích: “Vinh danh thay người sông Nin (Nile) vĩ đại! Người đến từ đất và mang tới sự sống cho Ai Cập”. Là những câu thơ ca ngợi dòng sông Nin, gắn với sự phát triển của văn minh Ai Cập.

Câu 10: Ai Cập cổ đại ở châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Á

Đáp án: B

Giải thích: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc của châu Phi

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 557 02/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: