Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2 (Cánh diều): Thời gian trong lịch sử

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 381 lượt xem


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

1. Vì sao phải xác định thời gian.

- Muốn dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.

- Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

- Dựa vào việc quan sát và tính toán quy luật chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và làm ra lịch.

- Âm lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

- Dương lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. 

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

- Người ta còn dùng các đơn vị tính thời gian khác, như: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ…

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Câu 1: Nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử?

A. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

B. Ghi nhớ thời gian xảy ra các sự kiện

C. Sắp xếp các thời gian xảy ra sự kiện.

D. Dựng lại các sự kiện lịch sử.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử đó là xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

Câu 2: Muốn dựng lại lịch sử chúng ta cần làm gì?

A. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

B. Ghi nhớ thời gian xảy ra các sự kiện.

C. Sắp xếp các sự kiện quá khứ theo thời gian

D. Khai quật lại những tư liệu

Đáp án: C

Giải thích: Muốn dựng lại lịch sử chúng ta cần sắp xếp tất cả các sự kiện quá khứ theo thời gian.

Câu 3: Điền từ vào câu còn thiếu: “Lịch sử loài người gồm rất nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử, phải …trong quá khứ theo thứ tự thời gian.”

A. sắp xếp tất cả các sự kiện.

B. Ghi nhớ thời gian xảy ra các sự kiện

C. Sắp xếp các sự kiện quá khứ theo thời gian

D. Khai quật lại những tư liệu.

Đáp án: C

Giải thích: Lịch sử loài người gồm rất nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau Muốn dựng lại lịch sử chúng ta cần sắp xếp tất cả các sự kiện quá khứ theo thời gian.

Câu 4: Đâu không phải dụng cụ đo thời gian của người xưa?

A. Đồng hồ quả lắc

B. Đồng hồ cát

C. Đồng hồ nước.

D. Đồng hồ mặt trời.

Đáp án: A

Giải thích:

Đồng hồ quả lắc không phải là dụng cụ đo thời gian của người xưa.

Một số cách đo của người xưa:

Câu 5: Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?

A. Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

B. Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng.

C. Dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trời.

D. Dựa vào quy luật di chuyển của Trái Đất.

Đáp án: A

Giải thích: Người xưa dựa vào quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.

Câu 6: Âm lịch là gì?

A. là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời.

B. là cách tính thời gian theo chu trình của Trái Đất quay xung  quanh Mặt Trời.

C. là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

D. là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích: Âm lịch là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

Câu 7: Dương lịch là gì?

A. là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời.

B. là cách tính thời gian theo chu trình của Trái Đất quay xung  quanh Mặt Trời.

C. là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

D. là cách tính thời gian theo chu trình của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích: Dương lịch là cách tính thời gian theo chu trình của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 8: Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?

A. Đồng hồ cát

B. Đồng hồ đeo tay

C. Đồng hồ Mặt Trời

D. Đồng hồ nước

Đáp án: B

Giải thích: Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.

Câu 9: Các dân tộc trên thế giới đều sử dụng chung một bộ lịch là

A. Công lịch

B. Âm lịch

C. Lịch tôn giáo

D. Lịch tài chính

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.

Câu 10: Hiện nay ở Việt Nam sử dụng những loại lịch nào?

A. 1

B. 7

C. 6

D. 2

Đáp án: D

Giải thích: Hiện nay, Việt Nam đang dùng hai loại lịch là Âm lịch và Dương lịch.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 381 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: