Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12 (Cánh diều): Nước Văn Lang

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 534 lượt xem


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

1. Sự ra đời nước Văn Lang

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang

- Cơ sở ra đời:

+ Kinh tế phát triển, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến.

+ Nhu cầu làm thủy lợi trong nông nghiệp.

+ Nhu cầu chống ngoại xâm.

- Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.

- Phạm vi lãnh thổ: lưu vực các con sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Kinh đô: Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay).

2.  Tổ chức Nhà nước Văn Lang

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

Chưa có luật pháp và quân đội.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang

- Thức ăn chính hàng ngày: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.

- Trang phục: 

+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.

+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.

- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.

b. Đời sống tinh thần

- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.

- Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...

+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.

- Phong tục:  gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 12 : Nước Văn Lang

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Câu 1: Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?

A. Văn Lang

B. Tây Âu

C. Lạc Việt

D. Bách Việt

Đáp án: A

Giải thích: Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng (từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ) là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó, thống nhất được các bộ lạc xung quanh để hình thành nhà nước Văn Lang.

Câu 2: Nhà nước Văn Lang ra đời không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Yêu cầu điều hòa những mâu thuẫn xã hội

B. Yêu cầu trị thủy

C. Yêu cầu chống lại sự xung đột với các bộ lạc xung quanh

D. Yêu cầu đoàn kết làm nghề thủ công và buôn bán

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang bao gồm:

- Yêu cầu điều hòa những mâu thuẫn xã hôi: sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến tư hữu và phân hóa giàu nghèo trong chiềng chạ. Mâu thuẫn giữa người giàu và nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm

- Yêu cầu đoàn kết để trị thủy: việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven sông lớn gặp khó khăn do lũ lụt. Vì vậy cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân làng bản trị thủy, bảo vệ sản xuất

- Yêu cầu chống lại sự xung đột với các bộ lạc xung quanh: đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau. Các bộ lạc đều muốn chiếm được những vùng đất thuận lợi nhất cho sản xuất nên giữa các bộ lạc thường xuyên xảy ra xung đột

=> Loại trừ đáp án: D (Xuất phát từ đặc điểm của các nhà nước cổ đại phương Đông nền kinh tế chính là nông nghiệp, không phải thủ công nghiệp và buôn bán như phương Tây)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời kì Văn Lang?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

C. Phát triển sản xuất.

D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh với nội dung là cuộc xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để lấy Mị Nương làm vợ nhưng thực chất phản ánh hoạt động trị thủy để bảo vệ sản xuất, khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt Cổ

Câu 4: Anh (chị) có nhận xét gì về các loại vũ khí sử dụng trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Có sự xuất hiện của đồ sắt

B. Chủ yếu là đồ đồng

C. Thô sơ, chủ yếu bằng tre, nứa

D. Chủ yếu là đồ đồng

Đáp án: A

Giải thích:

- Trong câu truyện, nhà vua kêu gọi nhân tài để chống giặc Ân, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước => thể hiện chống ngoại xâm là hoạt động thường trực trong mỗi người Việt

- Gióng yêu cầu sứ giả làm cho roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt => thể hiện đồ sắt đã xuất hiện trong thời đại Hùng Vương.

Câu 5: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?

A. Đoàn kết

B. Trọng nghĩa khí.

C. Chống ngoại xâm

D. Trọng văn

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở:

- Yêu cầu đoàn kết thống nhất để trị thủy và chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc xung quanh

- Ra đời trên sở thống nhất 15 bộ lạc

=> Đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống đoàn kết của người Việt

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?

A. 15

B. 16

C. 17

D. 18

Đáp án: A

Giải thích: Sử cũ viết: Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)

Câu 7: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?

A. Chia thành cấm quân và quân địa phương

B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ

C. Chia thành cấm binh và hương binh

D. Chưa có quân đội

Đáp án: D

Giải thích: Thời Văn Lang chưa có quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy đông thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

Câu 8: Nội dung nào không phải nhiệm vụ của Bồ Chính thời Văn Lang?

A. Giải quyết sản xuất

B. Chia phần ruộng đất cày cấy

C. Giải quyết các mối bất hòa của dân làng

D. Thu thuế cho nhà nước

Đáp án: D

Giải thích:

Bồ Chính là người đứng đầu chiềng chạ có nhiệm vụ giải quyết sản xuất, chia phần ruộng đất cho các cư dân trong chiềng chạ cày cấy và giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

Bồ Chính không có nhiệm vụ thu thuế cho nhà nước.

Câu 9: Anh(chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương

B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.

C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai

D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà nước Văn Lang được tổ chức theo mô hình quân chủ, đứng đầu là vua Hùng; giúp việc cho vua là các lạc hầu, lạc tướng. Đứng đầu các chiềng chạ là bồ chính. Cách tổ chức này tuy còn đơn giản, sơ khai nhưng đã đặt nền móng cho sự phát triển của bộ máy nhà nước ở các giai đoạn sau.

Câu 10: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm

A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.  

B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.

D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô.

Đáp án: B

Giải thích: Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt cá.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 534 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: