Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 3 (Cánh diều): Nguồn gốc loài người

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 597 02/03/2023


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

a. Vượn cổ:

- Thời gian xuất hiện: Khoảng 5- 6 triệu năm trước đây.

- Cấu tạo cơ thể: 

Có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai chi trước được giải phóng để cầm nắm, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn. 

+ Thể tích hộp sọ trung bình: 400 cm3.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

b. Người tối cổ:

- Thời gian xuất hiện: Khoảng 4 triệu năm trước đây.

- Cấu tạo cơ thể: 

Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ.

+ Thể tích hộp sọ lớn (khoảng từ 650 cm3 đến 1200 cm3),…

c. Người tinh khôn:

- Thời gian xuất hiện:

- Cấu tạo cơ thể:

Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại).

Thể tích hộp sọ lớn (khoảng 1400 cm3).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc khu vực Đông Nam Á:

+ Di cốt hóa thạch của người tối cổ còn được tìm thấy ở một số nơi: Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Pôn-a-vung (Mi-an-ma); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)…

+ Nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); An Kê, Núi Đọ, Xuân lộc (Việt Nam)…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

 

3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

-  Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (có niên đại khoảng 400.000 – 300.000 năm trước).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Ở núi Đọ (Thanh Hóa) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 400.000 năm trước.

Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 800 000 năm trước.

Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 40.000 – 30.000 năm trước.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Câu 1: Loài người là kết quả tiến hóa từ

A. Vượn người.

B. Người tinh khôn

C. Người tối cổ

D. Vượn

Đáp án: A

Giải thích: Loài người là kết quả tiến hóa từ vượn người. Trải qua một quá trình lao động, vượn người dần dần phát triển và có hình dáng như con người ngày nay.

Câu 2: Khi nào vượn người xuất hiện?

A. Khoảng từ 5 đến 6 triệu năm

B. Khoảng từ 4 đến 5 triệu năm

C. Khoảng từ 3 đến 4 triệu năm

D. Khoảng từ 2 đến 3 triệu năm

Đáp án: A

Giải thích:

Vượn người xuất hiện từ khoảng 5 đến 6 triệu năm, một loài vượn khá giống người xuất hiện được gọi là vượn người.

Câu 3: Người đứng thẳng thuộc nhóm người nào?

A. Người tinh khôn

B. Người hiện đại

C. Vượn người.

D. Người tối cổ.

Đáp án: D

Giải thích: Người tối cổ sinh sống thành nhiều nhóm, tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau nhưng nổi bật nhất là nhóm người đứng thẳng.

Câu 4: Người hiện đại xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 120 000 năm trước.

B. Khoảng 150 000 năm trước.

C. Khoảng 140 000 năm trước.

D. Khoảng 130 00 năm trước

Đáp án: B

Giải thích: Khoảng 150 000 năm trước, Người tinh khôn còn được gọi là Người hiện đại đã xuất hiện.

Câu 5: Thể tích sọ não của Người tinh khôn khoảng bao nhiêu?

A. 650-1100cm3

B. 1450 cm3

C. 1230 cm3

D. 750 cm3

Đáp án: B

Giải thích: Thể tích sọ não của Người tinh khôn là 1450 cm3.

Câu 6: Thể tích sọ não của Người tối cổ khoảng bao nhiêu?

A. 850-1100cm3

B. 1450 cm3

C. 1230 cm3

D. 750 cm3

Đáp án: A

Giải thích: Thể tích sọ não của Người tinh khôn là 850-1100cm3.

Câu 7: Các dạng người trong quá trình tiến hóa bao gồm

A. người tối cổ, vượn người, người tinh khôn

B. người vượn cổ, người vượn tinh khôn, vượn tối cổ.

C. vượn cổ, vượn tinh khôn, vượn người

D. vượn cổ, tinh tinh, khủng long

Đáp án: A

Giải thích: Các dạng người trong quá trình tiến hóa bao gồm người tối cổ, vượn người, người tinh khôn.

Câu 8: Hóa thạch đầu tiên về Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy ở đâu?

A. Thẩm Hai.

B. Viên Chăn.

C. Đồng Nai.

D. Gia-va.

Đáp án: D

Giải thích: Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Đông Nam Á là trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a).

Câu 9: Những chiếc răng của Người tối cổ ở Việt Nam cách đây 400 000 năm được tìm thấy tại đâu?

A. Hòa Bình

B. Đồng Nai

C. Quảng Ninh

D. Lạng Sơn

Đáp án: D

Giải thích: Trong các hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên thuộc tỉnh Lạng Sơn các nhà khoa học đã phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400 000 năm.

Câu 10: Đâu không phải là điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ?

A. Có bộ não lớn hơn.

B. biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo hơn.

C. cao hơn

D. đi được bằng hai chi sau.

Đáp án: D

Giải thích: Nội dung không phải điểm tiến bộ của Người tinh khôn với Người tối cổ là đi được bằng hai chi sau.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 597 02/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: