Lý thuyết Sinh học 8 Bài 55 (mới 2023 + Bài Tập): Giới thiệu chung về hệ nội tiết

Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 55: Giới thiệu chung về hệ nội tiết ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 55.

1 1309 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 55: Giới thiệu chung về hệ nội tiết

Bài giảng Sinh học 8 Bài 55: Giới thiệu chung về hệ nội tiết

I. ĐẶC ĐIỂM HỆ NỘI TIẾT

- Vai trò: Góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể.

- Đặc điểm:

+ Các tuyến nội tiết sản xuất các hoocmôn theo đường máu đến các tế bào hoặc cơ quan đích.

+ Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng hơn.

II. PHÂN BIỆT TUYẾN NỘI TIẾT VỚI TUYẾN NGOẠI TIẾT

A. Tuyến ngoại tiết

B. Tuyến nội tiết

- So sánh tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết:

Đặc điểm

Tuyến ngoại tiết

Tuyến nội tiết

Giống nhau

- Đều là các tuyến trong cơ thể có các tế bào tuyến.

- Đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia xúc tác, điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

Khác nhau

- Kích thước thường lớn hơn.

- Kích thước thường nhỏ hơn.

- Có ống dẫn chất tiết.

- Không có ống dẫn chất tiết.

- Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài hoặc vào các ống tiêu hóa.

- Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmôn, sau khi tiết ra ngấm thẳng vào máu.

- Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể người:

- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Ví dụ: Tuyến tuỵ.

III. HOOCMÔN

1. Tính chất của hoocmôn

- Tính đặc hiệu:

+ Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích). Tế bào đích phải có thụ thể phù hợp với cấu trúc của hoocmôn tương ứng.

+ Ví dụ: Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết.

- Hoạt tính sinh học cao:

+ Chỉ với một lượng nhỏ hoocmôn cũng gây những phản ứng rõ rệt.

+ Ví dụ: Ở trẻ em, hoocmôn tăng trưởng GH nếu tiết nhiều làm tăng kích thước cơ thể quá mức (bệnh người khổng lồ), tiết ít làm giảm chiều cao quá mức (bệnh lùn).

- Không mang tính đặc trưng cho loài:

+ Có thể dùng hoocmôn của loài này cung cấp cho loài khác.

+ Ví dụ: Người ta dùng insulin của bò để chữa bệnh tiểu đường cho người.

2. Vai trò của hoocmôn

- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

Lý thuyết Bài 57: Tuyến tụy, tuyến trên thận

Lý thuyết Bài 58: Tuyến sinh dục

Lý thuyết Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Lý thuyết Bài 60: Cơ quan sinh dục nam

1 1309 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: