Lý thuyết Sinh học 8 Bài 62 (mới 2023 + Bài Tập): Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 62.
Lý thuyết Sinh học 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Bài giảng Sinh học 8 Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
I. THỤ TINH VÀ THỤ THAI
1. Sự thụ tinh
- Khái niệm: Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng để tạo thành hợp tử.
- Điều kiện: Trứng và tinh trùng phải gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài.
- Quá trình thụ tinh: Trứng chín sẽ rụng và được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển về phía tử cung nhờ lớp biểu bì có lông rung động lót trong lòng ống → Nếu trứng gặp được tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ xảy ra → Khi phần đầu của 1 tinh trùng nhanh nhất và khỏe nhất chui được qua màng trứng, màng trứng sẽ nhanh chóng khép lại cắt đuôi của tinh trùng đó đồng thời ngăn chặn sự đột nhập của các tinh trùng khác. Do đó, mặc dù số lượng tinh trùng tham ra là rất lớn nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng.
2. Sự thụ thai
- Khái niệm: Sự thụ thai là hiện tượng trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai.
+ Điều kiện: Trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
+ Quá trình thụ thai: Sau khi thụ tinh, hợp tử vừa di chuyển xuống tử cung vừa phân chia kéo dài khoảng 7 ngày → Khi tới tử cung, khối tế bào đã phân chia bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuyển bị sẵn (dày xốp và xung huyết) để làm tổ và phát triển thành thai. Đây là sự thụ thai.
- Trứng thụ tinh không bám vào thành tử cung thì sự thụ thai không có kết quả. Trứng thụ tinh bám vào thành tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có kết quả.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
Sự phát triển của thai nhi theo tháng tuổi
- Phôi thai sẽ trải qua quá trình biệt hóa để hình thành nên cơ thể hoàn chỉnh. Quá trình này thường kéo dài khoảng 37 - 42 tuần.
- Trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ nhận chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ thông qua nhau thai.
- Khi mang thai người mẹ cần lưu ý:
+ Thăm khám định kì.
+ Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất.
+ Uống nhiều nước.
+ Không sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá,…).
+ Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
+ Giữ tâm trạng thoải mái.
III. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT
- Hiện tượng kinh nguyệt:
+ Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, thể vàng bị tiêu giảm → lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy.
+ Kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng không được thụ tinh.
+ Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì (thường từ 28 – 32 ngày).
+ Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái – tuổi đã có khả năng sinh con.
- Nếu trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hoocmôn prôgestêrôn tiết ra từ thể vàng (trong 3 tháng đầu, sau đó là từ nhau thai) → Hiện tượng kinh nguyệt không xảy ra → Nếu có quan hệ tình dục, thấy chậm kinh hoặc tắc kinh thì phải nghĩ ngay là đã có thai và nên đi xét nghiệm hoặc thử thai bằng các phương tiện chuyên dùng để sớm có quyết định phù hợp. Hoocmôn prôgestêrôn còn kìm hãm hoạt động tiết hoocmôn kích thích buồng trứng của tuyến yên nên trứng không chín và rụng trong thời kì mang thai.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
Lý thuyết Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
Lý thuyết Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Lý thuyết Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh tình dục)
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8