Lý thuyết Sinh học 8 Bài 51 (mới 2023 + Bài Tập): Cơ quan phân tích thính giác

Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 51.

1 2,837 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

Bài giảng Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

Cơ quan phân tích thính giác gồm:

+ Tế bào thụ cảm thính giác nằm trong một bộ phận đặc biệt của cơ quan Coocti trong tai.

+ Dây thần kinh thính giác (dây não VIII).

+ Vùng thính giác ở thùy thái dương.

I. CẤU TẠO CỦA TAI

- Tai ngoài:

+ Vành tai: Cấu tạo bởi các vòng sụn xoắn ốc, thực hiện chức năng hướng và hứng sóng âm vào phía trong.

+ Ống tai: Có lông và tuyến tiết chất nhày, thực hiện chức năng dẫn sóng âm và cản bụi gây hại cho tai.

+ Màng nhĩ: Là màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa có chức năng truyền và khuếch đại sóng âm.

- Tai giữa:

+ Chuỗi xương tai: Gồm 3 xương (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) có chức năng truyền và khuếch đại sóng âm từ tai ngoài vào tai trong.

+ Vòi nhĩ: Là khoảng thông giữa tai và hầu có chức năng đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

- Tai trong:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có vai trò thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai gồm ốc tai xương và ốc tai màng có vai trò thu nhận các kích thích sóng âm. Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

II. CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM

- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền đi qua ống tai → Sóng âm làm rung màng nhĩ → Rồi sóng âm truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong thông qua màng cửa bầu → Khi vào tai trong, sóng âm làm chuyển động ngoại dịch rồi đến nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti khiến các tế bào thụ cảm thính giác rung động tương ứng với tần số sóng âm tạo nên xung thần kinh → Xung thần kinh này theo dây thần kinh thính giác truyền về vùng thính giác cho ta cảm nhận về âm thanh đó.

III. VỆ SINH TAI

- Phòng tránh các bệnh tai – mũi – họng: Tai, mũi, họng có đường thông nhau do đó một cơ quan bị viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến các cơ quan còn lại.

- Vệ sinh tai thường xuyên bằng dụng cụ thích hợp: Cần vệ sinh tai thường xuyên và đúng cách, tránh dùng các vật nhọn để ngoáy tai vì có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.

- Có các biện pháp chống và giảm tiếng ồn: Nghe tiếng ồn thường xuyên có thể làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ. Nếu có tiếng động quá mạnh có thể gây rách màng nhĩ, tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 52: Phản xạ có điều kiện và không có điều kiện

Lý thuyết Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

Lý thuyết Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh 

Lý thuyết Bài 55: Giới thiệu chung về hệ nội tiết

Lý thuyết Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

1 2,837 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: