Lý thuyết Sinh học 8 Bài 44 (mới 2023 + Bài Tập): Thực hành: Tìm hiểm chức năng của tủy sống

Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểm chức năng của tủy sống ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 44.

1 719 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểm chức năng của tủy sống

I. MỤC TIÊU

- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định.

- Từ các kết quả quan sát được qua thí nghiệm:

+ Nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tuỷ sống.

+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Ếch (hoặc cóc, nhái, chẫu chàng): 1 con.

- Dụng cụ mổ và nửa lưỡi dao bào bẻ vát; giá treo ếch; kim băng to.

- Dung dịch HCl 0,3%; 1%; 3%.

- Diêm.

- Cốc đựng nước lã (250ml), đĩa kính đồng hồ.

- Bông thấm nước.

- Một đoạn tủy sống lợn tươi (nếu có).

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước giới thiệu ở bảng 44 trên ếch đã hủy não (ếch tủy):

- Kết quả thí nghiệm:

+ Thí nghiệm 1: Co chi bị kích thích.

+ Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau.

+ Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co, co toàn thân.

→ Từ 3 thí nghiệm 1, 2 và 3, đưa ra dự đoán về chức năng của tuỷ sống: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi. Các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau theo đường liên hệ dọc.

+ Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co.

+ Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co.

→ Từ 2 thí nghiệm 4, 5: khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống.

+ Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co.

+ Thí nghiệm 7: 2 chi sau co.

→ Từ 2 thí nghiệm 6, 7: khẳng định có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.

- Rút ra kết luận về chức năng của tủy sống: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau.

IV. NGHIÊN CỨU CẤU TẠO CỦA TUỶ SỐNG

1. Cấu tạo ngoài

- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.

- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.

2. Cấu tạo trong

Tủy sống gồm chất xám và chất trắng:

- Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên), là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.

- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin), là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 45: Dây thần kinh tủy

Lý thuyết Bài 46: Trụ não, tiểu não , não trung gian

Lý thuyết Bài 47: Đại não

Lý thuyết Bài 48: Hệ thần kinh dinh dưỡng

Lý thuyết Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

1 719 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: