Lý thuyết Sinh học 8 Bài 63 (mới 2023 + Bài Tập): Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 63.
Lý thuyết Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRÁNH THAI
- Khái niệm tránh thai: Tránh thai là hiện tượng ngăn chặn sự thụ thai có chủ ý.
- Ý nghĩa của việc tránh thai:
+ Giúp ngăn cản việc có thai ngoài ý muốn đối với những người chưa kết hôn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lí, cuộc sống,...
+ Giúp mỗi gia đình chỉ có từ 1 - 2 con đảm bảo đầy đủ điều kiện nuôi dạy con cái tốt nhất.
+ Giúp giảm áp lực dân số (vấn đề môi trường, công việc,…) để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
II. NHỮNG NGUY CƠ KHI CÓ THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1. Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu:
- Đối với người mẹ:
+ Cơ thể phát triển chưa hoàn thiện nên mang thai ở tuổi vị thành niên dẫn đến các biến chứng như sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, băng huyết,... làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ.
+ Đồng thời, làm mẹ sớm khiến các cô gái trẻ đặc biệt là người chưa kết hôn dễ gặp căng thẳng, khủng hoảng tâm lí,...
- Đối với thai nhi:
+ Dễ bị chết lưu, đẻ non hoặc được sinh ra thì thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc nhiều bệnh tật,...
+ Đồng thời, thiếu điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất, bị tổn thương tình cảm,...
2. Những nguy cơ tiềm ẩn của việc nạo phá thai
Khi lựa chọn nạo phá thai ở những cơ sở chui, không có giấy phép, cơ sở vật chất kém chất lượng sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng:
- Chảy máu, băng huyết đe dạo đến tính mạng.
- Vô sinh, chửa ngoài dạ con do bị tổn thương tử cung, vòi trứng, âm đạo.
- Nguy hiểm cho những lần sinh đẻ sau (sẹo tử cung là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau).
- Viêm nhiễm phần phụ do dụng cụ nạo, hút thai không an toàn, do sót nhau thai.
- Tổn thương về tâm lí.
→ Nếu lỡ mang thai mà không muốn sinh con thì phải sớm giải quyết ở những nơi uy tín để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc.
III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
- Nguyên tắc tránh thai:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Một số biện pháp tránh thai:
Biện pháp tránh thai |
Nguyên tắc tránh thai |
Ưu – nhược điểm |
Sử dụng thuốc tránh thai |
Ngăn trứng chín và rụng |
- Ưu điểm: Khả năng tránh thai cao đạt tới 99%. - Nhược điểm: Phải uống thuốc đúng giờ, có thể có tác dụng phụ, thậm chí khó có con vì rối loạn nội tiết tố. |
Dùng bao cao su |
Tránh không để tinh trùng gặp trứng |
- Ưu điểm: Khả năng tránh thai cao đạt 97%. - Nhược điểm: Mất khoái cảm, gây dị ứng. |
Tính ngày an toàn |
Tránh không để tinh trùng gặp trứng |
- Ưu điểm: Không có tác dụng phụ. - Nhược điểm: Hiệu quả không cao, chỉ áp dụng cho những phụ nữ cho chu kì kinh nguyệt ổn định. |
Triệt sản nam và nữ |
Tránh không để tinh trùng gặp trứng |
- Ưu điểm: Hiệu quả cao. - Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho những người không còn nhu cầu sinh con. |
Đặt vòng tránh thai |
Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh |
- Ưu điểm: Khả năng tránh thai cao đạt 95% - 97%, thực hiện 1 lần kéo dài kết quả nhiều năm. - Nhược điểm: Có thể bị viêm nhiễm hoặc tuột vòng gây có thai. |
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
Lý thuyết Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
Lý thuyết Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Lý thuyết Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh tình dục)
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8