Lý thuyết Sinh học 8 Bài 48 (mới 2023 + Bài Tập): Hệ thần kinh dinh dưỡng

Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 48: Hệ thần kinh dinh dưỡng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 48.

1 1474 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh dinh dưỡng

Bài giảng Sinh học 8 Bài 48: Hệ thần kinh dinh dưỡng

- Xét về chức năng, hệ thần kinh được phân thành: hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân (cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

I. CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG

- Cấu tạo cung phản xạ sinh dưỡng gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Nơron hướng tâm.

+ Nơron trung gian (nhân xám ở trụ não hoặc tủy sống).

+ Nơron li tâm (sợi trước hạch, sợi sau hạch).

+ Có hạch thần kinh.

- Chức năng: Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm phụ trách điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng (không có ý thức).

II. CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

- Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng có 2 phần:

+ Phần trung ương: Nằm trong chất xám của trụ não và tủy sống.

+ Phần ngoại biên: Gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.

- Tuy nhiên, cấu tạo của phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm có sự khác nhau:

Cấu tạo

Phân hệ giao cảm

Phân hệ đối giao cảm

Trung ương

- Các nhân xám ở sừng bên tủy sống (từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III).

- Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống.

Ngoại

biên

- Hạch thần kinh

- Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách.

- Hạch nằm gần cơ quan phụ trách.

- Nơron trước hạch

- Sợi trục ngắn

- Sợi trục dài

- Nơron sau hạch

- Sợi trục dài

- Sợi trục ngắn

III. CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG

- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan nội tạng.

- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các nội quan trong cơ thể → giúp cơ thể tự điều chỉnh, thích nghi với những biến đổi của môi trường. Ví dụ:

+ Khi có ánh sáng mạnh chiếu vào mắt, dưới tác dụng của phân hệ đối giao cảm đồng tử co. Ngược lại khi xung quanh không có ánh sáng (trời tối), dưới tác dụng của phân hệ giao cảm đồng tử dãn.

+ Khi vận động mạnh, dưới tác dụng của phân hệ giao cảm tim đập mạnh tăng lực và nhịp cơ. Ngược lại khi nghỉ ngơi dưới tác dụng của phân hệ đối giao cảm tim đạp chậm lại giảm lực và nhịp cơ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Lý thuyết Bài 50: Vệ sinh mắt

Lý thuyết Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

Lý thuyết Bài 52: Phản xạ có điều kiện và không có điều kiện

Lý thuyết Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

1 1474 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: