Lý thuyết Sinh học 8 Bài 59 (mới 2023 + Bài Tập): Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Tóm tắt lý thuyết Sinh 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 8 Bài 59.

1 1,289 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Bài giảng Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

I. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

- Các tuyến nội tiết có cơ chế tự điều hòa nhờ các thông tin ngược:

+ Tuyến yên tiết các hoocmôn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết.

+ Hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm cũng chịu sự chi phối của các hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra.

- Ví dụ cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp và tuyến thượng thận:

+ Điều hoà hoạt động tuyến giáp: Thùy trước tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết hoocmon tirôxin. Khi hàm lượng tirôxin quá cao tác động lên vùng dưới đồi ức chế thùy trước tuyến yên → ức chế tuyến yên tiết hoocmôn TSH → tuyến giáp không tiết được hoocmôn tirôxin → giảm hàm lượng hoocmôn tirôxin. Như vậy, hoocmôn tirôxin trở về trạng thái cân bằng.

+ Điều hoà hoạt động tuyến thượng thận: Thùy trước tuyến yên tiết hoocmôn ACTH kích thích vỏ tuyến trên thận tiết hoocmôn cooctizôn để điều hòa đường huyết. Khi hàm lượng hoocmôn cooctizôn trong máu quá cao sẽ theo máu tác động lên vùng dưới đồi tiết chất kìm hãm thùy trước tuyến yên tiết hoocmôn ACTH → không có hoocmôn ACTH, vỏ tuyến trên thận không tiết hoocmôn cooctizôn. Như vậy, lượng hoocmôn cooctizôn này trở về trạng thái cân bằng.

II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có thể phối hợp hoạt động nhằm đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

- Ví dụ sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi điều tiết đường huyết:

+ Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.

+ Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 60: Cơ quan sinh dục nam

Lý thuyết Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ

Lý thuyết Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai

Lý thuyết Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Lý thuyết Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh tình dục)

1 1,289 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: