Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Trải nghiệm để trưởng thành

Với Giáo án Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Bài 8.

1 2,775 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Kết nối tri thức): Trải nghiệm để trưởng thành (13 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành, học sinh (HS) có thể:

1. Kiến thức

- Xác định được mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong VB; nhận biết và hiểu được đặc điểm, chức năng của thuật ngữ.

2. Về năng lực

*Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

* Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.

- Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận về một vấn để đời sống thể hiện qua ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn VB.

- Hiểu được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong VB; nhận biết và hiểu được đặc điểm, chức năng của thuật ngữ.

- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận vê' một vấn đề trong đời sống.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đế đời sống; biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

3. Về phẩm chất

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

- Có trách nhiệm với bản thân trong việc lựa chọn đường đi cho cuộc đời minh.

- Ham tìm hiểu văn học, tìm hiểu đời sống để nâng cao hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được chủ đề và th loi chính được học trong bài.

- Khắc sâu được những kiến thức cơ bản về định nghĩa, đặc điểm của văn nghị luận.

- HS thấy sự khác nhau giữa VB nghị luận và VB văn học

b. Nội dung:

HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.

d.Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm cần đạt

1. Tìm hiểu: Giới thiệu bài học

B1.Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học, nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài.

B2.Thực hiện nhiệm vụ:

HS dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại phần Giới thiệu bài học ở lớp để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học.

B3.Báo cáo, thảo luận:

HS chia sẻ kết quả trước lớp.

B4.Kết luận, nhận định:

GV đánh giá, nhận xét chung, nhấn mạnh chủ đề và thể loại chính trong bài học.

2. Khám phá Tri thức ngữ văn[1]

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập số 1.

GV yêu cầu HS vận dụng tri thức ngữ văn đã tìm hiểu khi chuẩn bị bài và nhớ lại nội dung đã học, chẳng hạn của trong bài 8 của chương trình ngữ văn 6 các em đã được làm quen với Văn nghị luận, hãy nhớ lại để trả lời các câu hỏi:

+ Nêu định nghĩa văn nghị luận

+ Nêu đặc điểm của văn nghị luận (VB nghị luận viết (nói nhằm mục đích gì?Có yếu tố cơ bản nào trong văn nghị luận? Những yếu tố ấy có vai trò gì?

ở bài Trải nghiệm để trưởng thành có gì mới?

Thực hiện nhiệm vụ:

HS vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi và trao đổi câu trả lời trong nhóm.

GV định hướng, gợi ý thêm để HS có câu trả lời phù hợp.

Báo cáo, thảo luận:

GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp, đại diện khoảng 3 nhóm trình bày ngắn gọn. Các nhóm khác nhận xét.

Kết luận, nhận định:

GV nhắc lại các khái niệm về văn nghị luận, một số yếu tố cơ bản trong văn nghị luận, mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng và lưu ý HS về vai trò của “tri thức ngữ văn” trong quá trình đọc VB.

- Chủ đề: Trải nghiệm để trưởng thành.

- Thể loại đọc chính: nghị luận

I.Tri thức đọc hiểu về văn nghị luận.

1. Khái niệm:

- Văn bản nghị luận là loại văn bản chú yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

- Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.

- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của minh.

- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực té đới sống hoặc †ử các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

2. Mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng:

- Lập luận trong bài viết phụ thuộc vào cách sắp xếp lí lẽ và bằng chứng.

- Ý kiến cần mới mẻ, sâu sắc toàn diện, có thể độc đáo nhưng không thể đi ngược lại chân lí, lẽ phải.

- Mỗi ý kiến cần một số lí lẽ đi kèm để bảo đảm sự tường minh. Lí lẽ được xây dựng dựa trên những câu hỏi.

- Bằng chứng là cơ sở để các lí lẽ đưa ra có tính thuyết phục, đáng tin cậy. Yêu cầu của bằng chứng là phải xác thực, toàn diện, tiêu biểu và độc đáo.

=> Ý kiến – lí lẽ - bằng chứng chặt chẽ, văn bản trở nên rành mạch, chặt chẽ.

2. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG

(Đa – ni en Gót – li - ép)

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.

b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm cần đạt

B1. Giao nhiệm vụ:

GV nêu nhiệm vụ:

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Kết nối tri thức 2023): Trải nghiệm để trưởng thành (ảnh 1)

Các em quan sát bản đồ và vai trò của nó đối với du khách lẩn đầu tiên đến một nơi xa lạ (thành phố).

Vỉ sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?

Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường' hay đã có “con đường" do ai đó vạch sẵn?

B2.Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

Lưu ý, có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua.

B3.Báo cáo, thảo luận:

Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật.

B4.Kết luận, nhận định:

Khi lần đầu tiên có mặt ở một miến đất lạ, tấm bản đổ có tác dụng chỉ đường, giúp ta đến được nơi cần đến.

Liên hệ thêm: Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ, chúng ta có thể tìm đường đi trên Google map - một ững dụng tìm địa chỉ trên điện thoại thông minh.

Con đường được nói đến ở đầy không còn mang nghĩa gốc, mà là nghĩa bóng, nghĩa chuyển.

GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.

Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 73 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 5: Màu sắc trăm miền

Giáo án Bài 6: Bài học cuộc sống

Giáo án Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Giáo án Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên

Giáo án Bài 10: Trang sách và cuộc sống

1 2,775 13/01/2024
Mua tài liệu