Giáo án Hội lồng tồng | Kết nối tri thức Ngữ văn 7

Với Giáo án Hội lồng tồng Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Hội lồng tồng.

1 1,291 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức): Hội lồng tồng

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].

* Năng lực đặc thù

- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đặc điểm của văn bản thông tin: cung cấp những thông tin mang tính khách quan vế những nét văn hoá đó) [4].

- Nêu được ấn tượng chung về lễ hội lồng tồng trong văn hóa của Việt Nam[5].

- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Hội lồng tồng” [7].

- Nhận biết và phân tích được các thông tin mà văn bản “ Hội lồng tồng” cung cấp cho người đọc. [8].

- Viết được đoạn văn cảm nhận về lễ hội [9].

- Xác định được các từ ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản [10].

- Nhận biết tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong văn bản [11].

2. Về phẩm chất

HS thêm yêu mến, trần trọng những nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về một số lễ hội ở Việt Nam.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.

b. Nội dung:

- GV tổ chức vấn đáp học sinh, đặt câu hỏi về các lễ hội HS từng tham gia.

- GV gợi dẫn HS tìm hiểu vùng Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam và những kiến thức văn hoá liên quan đến vùng Việt Bắc.

GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV: Em hãy nêu các lễ hội dân gian mà em đã từng được trực tiếp tham gia hay được biết thông qua các kênh thông tin.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, bổ sung.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35’)

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (5’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]; [6]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác phẩm, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn đọc nhanh.

+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).

+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.

+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

Nội dung

Thể loại

Nội dung

PT biểu đạt

Xuất xứ

Bố cục và nội dung từng phần

(Phiếu học tập giao về nhà)

? Trình bày những hiểu biết về văn bản Hội lồng tồng?

? Văn bản “Hội lồng tồng” thuộc thể loại nào? Nội dung chính của văn bản là gì?

? Văn bản sử dụng PTBĐ nào?

? Văn bản được trích dẫn từ đâu?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

a. Đọc

Cách đọc

- Tóm tắt

b) Tìm hiểu chung

- Thể loại: VB thuyết minh

- Nội dung chính: Những nét đặc sắc trong hôi lồng tồng vùng Việt Bắc.

- PTBĐ: thuyết minh

- Xuất xứ: rút trong tập “Mùa xuân và phong tục Việt Nam”.

- Bố cục: 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “một cách tài tình”): Giới thiệu về hội lồng tồng.

- Phần 2 (còn lại): Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng.

(Hoặc có thể chia nhỏ thành 4 phần như sau)

Bố cục: 4 phần:

+ Phần 1: từ đầu đến múa sư tử và lượn lồng tồng: giới thiệu khái quát về hội lồng tồng.

+ Phần 2: từ Trò chơi ném còn đến cuộc vui tiếp tục : giới thiệu về trò chơi ném còn.

+ Phần 3: từ Múa sư tử đến đọ tài với đối phương: giới thiệu vế trò múa sư tử.

+ Phần 4: từ Nhân dịp hội lồng tồng đến hết: giới thiệu về hoạt động hát lượn).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Hội lồng tồng Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 110

Giáo án Chuyện cơm hến

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 116

Giáo án Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại

1 1,291 13/01/2024
Mua tài liệu