Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024): Khúc nhạc tâm hồn

Với Giáo án Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Bài 2.

1 1,239 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 (Kết nối tri thức): Khúc nhạc tâm hồn

Đọc - hiểu văn bản (2)

GẶP LÁ CƠM NẾP

(2 tiết)

Thanh Thảo

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong hoạt động luyện tập

* Năng lực đặc thù

- Đọc diễn cảm bài thơ “ Gặp lá cơm nếp [1]

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. [2]

- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Thanh Thảo văn bản “Gặp lá cơm nếp [3]

- Nhận biết được biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản “Gặp lá cơm nếp [4]

- Phân tích, suy luận được những nội dung ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước. [5]

- Thấy được: Nỗi nhớ quê của người con xa quê và hình ảnh người mẹ trong kí ức người con. [6]

- Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “ Gặp lá cơm nếp [7]

- Bước đầu biết làm một bài thơ năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ. [8]

3. Về phẩm chất: Tình yêu quê hương, gia đình, sự gắn bó với những sự vật quen thuộc ở quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà thơ Thanh Thảo và văn bản “Gặp lá cơm nếp.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS huy động trải nghiệm của hs về xôi- một trong những món ăn quen thuộc của người Việt từ đó kết nối với văn bản.

b. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu các hình ảnh về món xôi nếp và lá cây cơm nếp

? Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về hương vị của món xôi em đã thưởng thức

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát các hình ảnh về món xôi nếp và lá cây cơm nếp và chia sẻ cảm nhận của mình

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Kết nối vào nội dung đọc - hiểu văn bản.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc - hiểu văn bản

I. Tìm hiểu chung ( 15’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Đọc

- Hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý ngữ điệu, chú ý những câu cần đọc với ngữ điệu đặc biệt

+ Đọc giọng to, rõ ràng diễn cảm. Chú ý khi đọc dòng thơ “Ôi mùi vị quê hương” lưu ý cách ngắt nhịp ¼ nhấn mạnh vào thán từ ôi để biểu dạt tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho quê hương và người mẹ.

Gv đọc mẫu, yêu cầu 3 hs đọc bài thơ gv nhận xét, điều chỉnh cách đọc, giọng đọc.

2. Tác giả

- Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).

- Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà đã chuẩn bị và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.

Họ và tên ..................Lớp

Phiếu học tập số 1

I. Tìm hiểu về tác giả Thanh thảo

...............................................................

II. Tìm hiểu về tác phẩm

1. Thể loại

..............................................................

2. Phương thức biểu đạt chính

.............................................................

3. Nội dung

..............................................................

. 4. Bố cục.

.............................................................

(Phiếu học tập giao về nhà)

? Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Thanh Thảo

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

3. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Văn bản “Gặp lá cơm nếp” thuộc thể thơ ?

? Phương thức biểu đạt chính

? Nội dung bài thơ?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn hs tìm hiểu thể loại

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

1. Đọc văn bản

2. Tác giả: Thanh Thảo

- Sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi.

- Ông là một nhà thơ, nhà báo được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến:

- Những tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978),Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988).

3. Tác phẩm

- Thể loại: Thể thơ 5 chữ

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

- Nội dung: Cảm xúc của người con trên đường hành quân ra mặt trận nhớ về mẹ nơi quê nhà khi gặp lá cơm nếp.

- Bố cục: 2 phần

+ Khổ 1,4: Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ

+ Khổ 2,3: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Giáo án Bài 4: Giai điệu đất nước

Giáo án Bài 5: Màu sắc trăm miền

Giáo án Bài 6: Bài học cuộc sống

Giáo án Bài 7: Thế giới viễn tưởng

1 1,239 13/01/2024
Mua tài liệu