Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024): Màu sắc trăm miền

Với Giáo án Bài 5: Màu sắc trăm miền Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Bài 5.

1 637 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Màu sắc trăm miền (12 tiết)

A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

I. Về năng lực

1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi của tác giả, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn và hiểu được chủ đề, thông điệp của văn bản.

- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ các vùng miền.

- Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ (Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh
hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi).

- Năng lực giao tiếp (Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp).

II. Phẩm chất

Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. (Biết yêu mến, trân trọng vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các vùng miền)

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

- Tranh, video liên quan đến nội dung văn bản truyện.

- Phiếu học tập.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

Trò chơi: Nhìn tranh đoán tên vùng miền

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2023): Màu sắc trăm miền (ảnh 1)

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2023): Màu sắc trăm miền (ảnh 1)

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2023): Màu sắc trăm miền (ảnh 1)

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 (Kết nối tri thức 2023): Màu sắc trăm miền (ảnh 1)

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Bức tranh 1: Con đường gốm sứ của Hà Nội

- Bức tranh 2: Cầu Tràng Tiền, sông Hương xứ Huế

- Bức tranh 3: Cầu Vàng Đà Nẵng

- Bức tranh 4: Thành Phố Hồ Chí Minh

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tổ chức trò chơi: Nhìn tranh đoán tên vùng miền

- Yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học ngữ văn trong SGK.

- GV chiếu yêu cầu cần đạt lên màn hình, gọi HS đọc và nhấn mạnh những nội dung HS cần ghi nhớ.

- Yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn/SGK

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: HS quan sát 4 bức tranh, trả lời câu hỏi của GV.

- Đọc phần Giới thiệu bài học, Tri thức Ngữ văn.

- Nghe, ghi nhớ các yêu cầu cần đạt.

GV:

- Quan sát và lắng nghe.

B3: Báo cáo thảo luận

- Trả lời câu hỏi của GV.

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ( câu trả lời của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc

Giáo viên dẫn:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Mỗi vùng miền cỏ thể được ví như một mảnh ghép làm nên bửc tranh muôn màu. Mỗi mảnh ghép ấy có những vẻ đẹp riêng.

Trong bài học này, những trang tuỳ bút, tản văn… sẽ mang đến cho em những cảm nhận thú vị về sắc màu cuộc sống trên quê hương xứ sở và trên thế giới rộng lớn, bao la. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua chủ đề 5: Sắc màu cuộc sống.

- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

PHẦN 1: ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Văn bản (1)

THÁNG GIÊNG MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT

(Trích, Vũ Bằng)

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Năng lực:

- HS nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút.

+ Bài tuỳ bút thể hiện dòng cảm xúc của một người con xa quê hồi nhớ mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cái tôi tác giả được thể hiện thông qua các yếu tố như hoàn cảnh sáng tác, những rung động tâm hồn, cách cảm, cách nhìn về khung cảnh mùa xuân.

+ Lời văn cúa bài tuỳ bút giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm.

- HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của VB: Bài tuỳ bút biểu lộ tình yêu, sự gắn bó tha thiết với quê hương, gia đình của tác giả. Qua những rung động tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, sức sống con người và hương sắc đất trời Hà Nội - miền Bắc vào tháng Giêng hiện lên như một sự khởi đầu cho dòng hồi tưởng (với mỗi tháng là một khung cảnh, câu chuyện), “sống lại” với quá khứ đầy thương nhớ.

2. Phẩm chất:

Thêm yêu quý cảnh sắc, con người của quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu

- Giáo án; ppt;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

- Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu: Định hướng học sinh vào nội dung bài học.

b. Nội dung: HS trao đổi nhóm về nội dung được nêu trong SHS:

c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Những bài hát, tranh, ảnh về mùa xuân;

2. Điều em thích nhất ở mùa xuân.

GV có thể cho HS xem một đoạn phim ngắn, tranh, ảnh, nghe một bài hát,... về mùa xuân. GV có thể giới thiệu sơ lược những tín hiệu thẩm mĩ trong bức tranh Chợ hoa đào ở SHS, trang 108 (không khí của Hà Nội khi xuân về, trang phục của phụ nữ,...).

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện cá nhân, huy động kiến thức từ hoạt động ở tiết học trước.

Bước 3. Thảo luận, báo cáo

HS trả lời

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV dẫn vào bài mới, HS tiếp nhận thông tin bài học.

Mùa xuân về làm khơi dậy sức sống trong lòng mỗi người, làm bừng dậy lòng yêu đời, khát khao mãnh liệt về sự sống và tình yêu thương. Vậy trong tâm tưởng của nhà văn Vũ Bằng- người con xa quê thì mùa xuân quê hương mang những nét đẹp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

1. Những bài hát, tranh, ảnh về mùa xuân: học sinh có thể sưu tầm tên bài hát, tranh ảnh...;

2. Điều em thích nhất ở mùa xuân: thời tiết, không khí, chợ xuân, ngày Tết...

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 30 phút)

a) Mục tiêu

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mã thể loại

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung văn bản

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

b) Nội dung

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

HS nêu được những nét chính về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “ Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” trích tác phẩm “Thương nhớ Mười Hai”.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mã thể loại

Yêu cầu HS chỉ ra được đề tài, phương thức biểu đạt, tính chất trữ tình và ngôn ngữ của bài tuỳ bút

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung văn bản

- Nội dung 1: Tìm hiểu không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và không gian gia đình (vào đầu tháng Giêng và sau rẳm tháng Giêng)

- Nội dung 2: Tìm hiểu sức sống của thiên nhiên và con người trước mùa xuân.

- Nội dung 3: Tìm hiểu dấu ấn cá nhân của tác giả và sự tác động của lời văn tới người đọc

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 38 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Bài 5 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

Giáo án Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Giáo án Bài 4: Giai điệu đất nước

Giáo án Bài 6: Bài học cuộc sống

Giáo án Bài 7: Thế giới viễn tưởng

1 637 lượt xem
Mua tài liệu