Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 | Kết nối tri thức Ngữ văn 7

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 64.

1 457 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức): Thực hành tiếng Việt trang 64

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là thuật ngữ; cách xác định nghĩa của thuật ngữ; biết được có những đơn vị khi được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường; biết dựa vào câu để xác định một đơn vị nào đó có phải là thuật ngữ hay không.

- HS vận dụng hiểu biết về thuật ngữ để tiếp nhận văn bản khoa học trong các bài học; biết sử dụng thuật ngữ trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tìm hiểu, sử dụng thuật ngữ trong nói, viết một cách có hiệu quả. Chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tích cực.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh, học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ và đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng được thuật ngữ một cách có hiệu quả trong khi nói và viết (đặt câu, viết đoạn văn).

- Năng lực văn học: HS cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật khi sử dụng thuật ngữ một cách chính xác và đúng mục đích.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Học sinh có ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vận dụng kiến thức về thuật ngữ vào các văn bản được học và trong cuộc sống.

- Chăm chỉ: Học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện để sử dụng thuật ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tìm hiểu, khám phá nghĩa của các từ (thuật ngữ) để mở rộng vốn hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Kế hoạch bài dạy, máy chiếu, phiếu bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề - 5 phút

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tạo cơ sở để HS tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV phổ biến luật chơi: Một bạn lên bảng, một bạn dưới lớp. Bạn trên bảng sẽ được GV đưa cho các từ khóa. Bạn trên bảng sẽ gợi ý để bạn kia đoán ra các từ khóa. Lưu ý: không được gợi ý có bất kỳ từ nào có trong từ khóa.

- HS tiếp nhận và tham gia trò chơi.

(Từ khóa: Mặt trời, Chiến tranh,...

- GV dẫn dắt:

Chúng ta vừa tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội, để đồng đội của mình hiểu được nghĩa của các từ này bạn còn lại đã dùng cách giải thích theo nghĩa thông thường. Tuy nhiên chúng ta còn có thể giải thích các từ khóa này bằng cách khác dựa vào tri thức khoa học. Lúc này các từ khóa đó sẽ được gọi là Thuật ngữ. Vậy thế nào là Thuật ngữ và đặc điểm của Thuật ngữ là gì? Chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 8 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 64 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bản đồ dẫn đường

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 59

Giáo án Hãy cầm lấy và đọc

Giáo án Nói với con

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)

1 457 lượt xem
Mua tài liệu