Giải KHTN 8 trang 138 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 trang 138 trong Bài 30: Hệ vận động ở người sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8 trang 138.

1 822 03/08/2023


Giải KHTN 8 trang 138 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 4 trang 138 KHTN lớp 8Dựa vào kiến thức Bài 20, hãy xác định vị trí điểm tựa, lực tác dụng và tải trọng bằng cách hoàn thành chú thích các vị trí (a), (b), (c) trong Hình 30.5.

Dựa vào kiến thức Bài 20, hãy xác định vị trí điểm tựa, lực tác dụng

Trả lời:

Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và tải trọng trong hình 30.5:

(a) – Điểm tựa.

(b) – Lực tác dụng.

(c) – Tải trọng.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 138 KHTN lớp 8Trật khớp, dãn dây chằng,… có ảnh hưởng như thế nào đến hệ vận động?

Trả lời:

Trật khớp, dãn dây chằng,… sẽ làm cho khớp xương bị ảnh hưởng. Mà khớp xương chính là điểm tựa nâng đỡ để tạo nên sự vận động. Do đó, khi bị trật khớp, dãn dây chằng,… sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động, định hình cơ thể của hệ vận động.

Luyện tập trang 138 KHTN lớp 8Đặc điểm cấu tạo nào của cơ phù hợp với chức năng co cơ?

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo của cơ phù hợp với chức năng co cơ: Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ gồm có tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp song song và xen kẽ nhau, khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Vận dụng trang 138 KHTN lớp 8Nắm chặt bàn tay, gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?

Trả lời:

- Nắm chặt bàn tay, gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở cánh tay phình to lên.

- Giải thích: Khi nắm chặt bàn tay, gập cẳng tay vào sát cánh tay, cơ ở trạng thái co. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, đường kính bắp cơ to lên.

2. Bảo vệ hệ vận động

Câu hỏi thảo luận 6 trang 138 KHTN lớp 8Trình bày các thông tin về bệnh/tật liên quan đến hệ vận động bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Trình bày các thông tin về bệnh/tật liên quan đến hệ vận động bằng cách hoàn thành bảng

Trả lời:

Bệnh/ tật

Biểu hiện

Nguyên nhân

Cách phòng ngừa

Vẹo

cột sống

Cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hay phía sau.

Do hoạt động sai tư thế, lao động không phù hợp với lứa tuổi; do tai nạn hay còi xương.

- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.

- Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động.

Loãng xương

Đau lưng, còng lưng, gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ,…

Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,…

- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức và đúng cách.

- Tắm nắng.

Bong

gân

Đau, sưng, bầm tím, khó cử động, cơ bị co thắt, chuột rút.

Do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế.

- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.

- Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động.

Viêm khớp

Đau khớp, sưng và đỏ khớp, cứng khớp, …

Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,…

- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức và đúng cách.

- Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động như đi giày cao gót thường xuyên, bê vác vật nặng,…

- Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 8 trang 136

Giải KHTN 8 trang 137

Giải KHTN 8 trang 139

1 822 03/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: