Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 26 (Kết nối tri thức): Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 26.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
A/ Câu hỏi mở đầu
Trả lời:
- Tủ lạnh duy trì nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp khiến quá trình hô hấp tế bào của rau, quả bị ức chế (giảm sự phân giải các hợp chất hữu cơ). Như vậy, rau, quả cất trong tủ lạnh sẽ lâu hỏng hơn để ngoài không khí.
- Muốn cất giữ các loại hạt được lâu lại phải phơi khô mà không để ẩm vì hàm lượng nước cao ở hạt sẽ khiến cho quá trình hô hấp tế bào của hạt diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy cho sự nảy mầm.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
1. Nước
Câu hỏi 1 trang 113 Khoa học tự nhiên 7:
Trả lời:
Nhận xét mối liên quan giữa hàm lượng nước và cường độ hô hấp của hạt: Hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp của hạt. Khi hàm lượng nước cao sẽ làm tăng cường độ hô hấp lên rất nhiều lần.
2. Nồng độ khí oxygen
Trả lời:
Việc cày bừa đất trước khi gieo trồng và tháo nước khi cây bị ngập úng nhằm giúp đất thoáng khí đảm bảo rễ cây hấp thụ được oxygen một cách dễ dàng. Nhờ đó, các tế bào ở rễ cây có đủ oxygen thể tiến hành hô hấp tế bào tạo ra năng lượng để thực hiện quá trình hấp thụ nước và muối khoáng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
3. Nồng độ khí carbon dioxide
Trả lời:
Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì: Vào ban đêm (khi không có ánh sáng), hầu hết cây xanh ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp tế bào. Lúc này, cây xanh lấy oxygen và thải carbonic trong không khí khiến do nồng độ khí oxygen trong phòng kín giảm dần. Hàm lượng oxygen trong phòng thấp dẫn đến không đảm bảo cho sự hô hấp của người trong phòng, có thể dẫn đến hiện tượng ngạt khí nguy hiểm đến tính mạng.
II. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO VÀO THỰC TIỄN
1. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản
Trả lời:
Để bảo quản nông sản cần đưa cường độ hô hấp về mức tối thiểu. Nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide đều là các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào (với nồng độ thích hợp sẽ tăng cường hô hấp tế bào, với nồng độ không thích hợp sẽ làm ức chế hô hấp tế bào). Do đó, để bảo quản nông sản, người ta phải điều chỉnh các yếu tố này ở mức ức chế cường độ hô hấp tối đa:
- Giảm hàm lượng nước trong tế bào xuống mức tối thiểu: Giảm hàm nước lượng trong tế bào sẽ không có nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Giảm nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hoạt tính của các enzyme xúc tác cho các phản ứng hô hấp tế bào xảy ra → Cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Tăng nồng độ khí carbon dioxide: Nồng độ khí CO2 từ 3% đến 5% sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào diễn ra.
2. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch
Câu hỏi 3 trang 114 Khoa học tự nhiên 7: Kể tên một số biện pháp bảo quản nông sản mà em biết?
Trả lời:
Một số biện pháp bảo quản nông sản:
- Bảo quản trong nhiệt độ thấp: Bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh, bảo quản trong kho lạnh,…
- Bảo quản trong điều kiện hàm lượng nước thấp: Sấy khô, phơi khô các loại hạt như lúa, ngô,…
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: Bảo quản rau, quả trong các kho có điều kiện nồng độ khí carbon dioxide.
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp (bảo quản bằng cách hút chân không thịt, cá,…)
Hoạt động 1 trang 115 Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:
Khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao, em cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 cao sẽ dẫn đến tình trạng CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu khí O2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, khi vào phòng kín có hàm lượng carbon dioxide cao, để tránh nguy hiểm, em cần lưu ý:
- Đeo mặt lạ dưỡng khí (nếu có).
- Nếu không có mặt lạ dưỡng khí thì không nên ở trong phòng đó quá lâu hoặc nếu có thể thì nên mở cửa phòng để thông khí.
Hoạt động 2 trang 115 Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:
Trả lời:
Ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0oC nước trong tế bào bị đóng băng, phá vỡ cấu trúc của tế bào (tế bào chết). Điều này sẽ khiến cho rau quả tươi cũng bị hỏng (không đạt được mục đích bảo quản). Vì vậy, không nên bảo quản rau quả tươi ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 0oC để kéo dài thời gian bảo quản.
Hoạt động 3 trang 115 Khoa học tự nhiên 7: Thảo luận nhóm và hoàn thành các yêu cầu sau:
Trả lời:
- Lúa, hạt đỗ, hạt lạc nên bảo quản khô do khi loại bỏ nước sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến giá trị dinh dưỡng hoặc giá trị làm giống mà con người khai thác ở nông sản này.
- Quả cà chua, rau muống, hành tây, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, rau cải bắp, quả cam nên bảo quản lạnh do biện pháp bảo quản lạnh vẫn giúp những nông sản này giữ được hàm lượng nước cao, vitamin và muối khoáng cao.
- Khoai tây có thể bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp hoặc những nơi ẩm do ở những điều kiện này sẽ ức chế quá trình nảy mầm và hư hỏng của khoai tây đồng thời vẫn giữ được chất dinh dưỡng của khoai tây.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật
Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức